Quỹ HTND góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn
17:19 - 02/05/2024
(Quỹ HTND) - Nhờ làm tốt công tác tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp nên nguồn ngân sách thành phố Hà Nội duyệt cấp bổ sung cho hoạt động của Quỹ HTND tăng trưởng đều qua các năm.
Vốn Quỹ HTND giúp nhiều hộ khó khăn có việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống góp phần thực hiện mục tiêu tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn và đóng góp tích cực vào xây dựng nông thôn mới 



Thông qua hoạt động vay vốn để thực hiện mô hình dự án, các hoạt động phong trào của Hội cũng không ngừng được đẩy mạnh và phát triển, nhất là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giầu và giảm nghèo bền vững.


Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững được xác định là phong trào trọng tâm, nòng cốt trong các phong trào thi đua của Hội. Ngay từ đầu năm các cấp Hội đã tổ chức phát động thi đua, vận động hội viên đăng ký thực hiện.


 Năm 2023, các cấp Hội đã tuyên truyền, vận động và đã có 266.484 hộ đăng ký sản xuất kinh doanh giỏi các cấp  (bằng 63% so với tổng số hộ hội viên). Kết quả có 186.488 hộ đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp (bằng 69% so với hộ đăng ký) đạt 116,5% chỉ tiêu Trung ương giao.


Đồng thời, huy động từ các doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, các tổ chức, cá nhân và tranh thủ từ các chương trình, dự án để giúp hội viên, nông dân có thêm điều kiện được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi.


Hà Nội là địa phương có tổng nguồn vốn Quỹ HTND lớn nhất cả nước với 23.239 hộ vay vốn, tham gia 1.439 dự án, bình quân khoảng 500 triệu đồng/dự án, hơn 41 triệu đồng/hộ vay.


Các cấp Hội Nông dân thành phố đã làm tốt công tác hỗ trợ hội viên nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Năm 2023, Quỹ HTND toàn thành phố tăng trưởng 68 tỷ 217,7 triệu đồng đạt 341 % chỉ tiêu Trung ương giao; trong đó: Cấp Thành phố tăng 52 tỷ 807,4 triệu đồng; cấp huyện tăng 11 tỷ 779,0 triệu đồng.


Đơn vị có Quỹ huyện tăng trưởng cao như: Huyện Quốc Oai; Thạch Thất, Mê Linh, Thanh Trì, Sóc Sơn; Gia Lâm, Thường Tín, Đan Phượng, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Ba Vì, Phúc Thọ, Mỹ Đức, Đông Anh, Hoài Đức; Ứng Hoà, Thanh Oai, Sơn Tây.


Cấp xã vận động tăng trưởng nguồn vốn đạt 3 tỷ 631,3 triệu đồng, nâng tổng nguồn vốn Quỹ HTND toàn thành phố đang quản lý là 784 tỷ 991,1 triệu đồng. Trong đó: Nguồn vốn của Quỹ Trung ương ủy thác: 2.000 triệu đồng; Quỹ cấp thành: 650.241,9 triệu đồng; Quỹ cấp huyện quản lý: 95.889,4 triệu đồng; Quỹ do Hội ND cấp xã vận động 36.859,8 triệu đồng.


Ban Điều hành Quỹ HTND Thành phố chỉ đạo các huyện, thị xã hướng dẫn cơ sở xây dựng dự án, đồng thời kiểm tra, thẩm định, phê duyệt, chỉ đạo các cấp Hội giải ngân, giám sát giải ngân 569 dự án với số tiền 293 tỷ 587 triệu đồng cho 6.798 hộ vay vốn. Bình quân đạt xấp xỉ 515 triệu đồng/dự án, 43 triệu đồng/hộ vay.


Trong đó, 211 dự án chăn nuôi (chiếm 37,1%); 202 dự án trồng trọt (chiếm 35,5%), 24 dự án chuyển đổi cơ cấu kinh tế (chiếm 4,2%); 132 dự án cho vay kinh doanh dịch vụ (chiếm 23,3%). Hội Nông dân các huyện, thị xã chỉ đạo và cho vay 55 dự án xây dựng mô hình tế tập thể, 457 dự án xây dựng tổ hội, chi Hội nghề nghiệp và 10 dự án tham gia tổ hợp tác.


Hội Nông dân thành phố chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thị xã thu hồi nguồn vốn đến hạn với số tiền 238 tỷ 188 triệu đồng của 10.366 hộ tham gia 636 dự án. Thu hồi nợ quá hạn của 05 hộ tại quận Nam Từ Liêm với số tiền là 45 triệu đồng.


Công tác phối hợp với các ngân hàng tiếp tục được tăng cường góp phần tạo vốn cho hội viên nông dân phát triển sản xuất. Thành Hội chỉ đạo các cấp Hội tiếp tục tăng cường phối hợp với ngân hàng CSXH, nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, dư nợ hiện đạt 1.363.099 triệu đồng cho 12.451 hộ vay thuộc 1.314 Tổ liên kết vay vốn.


Dư nợ ngân hàng Bưu Điện Liên Việt đạt 16.629 triệu đồng cho 199 hộ vay thuộc 25 Tổ liên kết vay vốn (Gia Lâm: 13.884 triệu đồng cho 163 hộ vay thuộc 19 tổ liên kết vay vốn; Đông Anh: 2.745 triệu đồng cho 36 hộ vay thuộc 06 tổ liên kết vay vốn); không có nợ quá hạn. Các hoạt động phối hợp với ngân hàng Nông nghiệp và PTNT được đẩy mạnh, dư nợ hiện đạt 1.344.746 triệu đồng, với 12.155 hộ vay, tại 1.043 Tổ vay vốn.


Hội Nông dân thành phố ký kết Thỏa thuận liên ngành với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thường Tín trong việc thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn.


Hội tiến hành kiểm tra hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thực hiện chương trình phối hợp với ngân hàng CSXH tại 18/18 huyện, thị xã, với 23 Tổ TK&VV.


Thông qua hoạt động vay vốn Quỹ HTND và chương trình phối hợp với các ngân hàng đã góp phần giải quyết việc làm cho trên 50 nghìn lao động tại địa bàn nông thôn, giúp nhiều hộ khó khăn có việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống góp phần thực hiện mục tiêu tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn và đóng góp tích cực vào xây dựng nông thôn mới của thủ đô.


Các mô hình vay vốn Quỹ HTND đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, có ý nghĩa tích cực về mặt xã hội, nâng cao vai trò của tổ chức Hội trong hệ thống chính trị. Nguồn vốn Quỹ giúp hội viên nông dân thêm vốn mở rộng quy mô sản xuất; chuyển đổi nhận thức của nông dân từ sản xuất quảng canh, nhỏ lẻ sang thâm canh, liên kết xây dựng mô hình kinh tế hợp tác quy mô lớn, bước đầu hình thành các vùng chuyên canh; thu nhập bình quân của hộ vay vốn từ Quỹ tăng 10-20% so với khi chưa tham gia dự án vay vốn.


Tại huyện Gia Lâm, đến nay, Quỹ HTND của huyện đã có gần 45 tỷ đồng. Trong đó, thành phố ủy thác 33,6 tỷ đồng (chiếm 75%), huyện vận động được 8,99 tỷ đồng, còn lại là do các xã, thị trấn vận động. Còn tại các huyện, thị xã: Thanh Trì, Phúc Thọ, Ba Vì, Sơn Tây..., Đồng vốn Quỹ đã và đang là đòn bẩy để hộ nông dân mở rộng phát triển kinh tế.


Hội ND huyện Đông Anh đang quản lý hơn 40 tỷ đồng nguồn vốn Quỹ HTND đầu tư cho hơn 1.600 hộ nông dân vay vốn thông qua 91 dự án.


Nguồn vốn từ Quỹ HTND được hội viên sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, đặc biệt là không có nợ quá hạn, nợ xấu. Một số mô hình điểm có thể kể đến là dự án sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp tại xã Vân Hà; dự án trồng rau an toàn ở xã Vân Nội; trồng quất cảnh ở xã Tàm Xá...


Anh Nguyễn Thành Lưu ở thôn Thiết Ứng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh phấn khởi  khi được vay 50 triệu đồng từ nguồn Quỹ HTND thành phố Hà Nội. Với số tiền được vay, anh đã mạnh dạn mở rộng sản xuất nâng cao thu nhập.


Xã Vân Hà (huyện Đông Anh) đang quản lý gần 1,6 tỷ đồng nguồn vốn Quỹ HTND đầu tư cho hơn 50 hộ vay. Từ nguồn vốn HTND, các hộ nông dân đã mở rộng mô hình sản xuất, kinh doanh, tích cực tham gia chi, tổ Hội nghề nghiệp liên kết sản xuất, nâng cao giá trị, xây dựng thương hiệu sản phẩm chạm khắc gỗ mỹ nghệ của địa phương.


Đến nay, tổng nguồn vốn của Quỹ HTND huyện Chương Mỹ đang quản lý trên 54 tỷ đồng. Để phát huy hiệu quả đồng vốn, Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng dự án, thẩm định, giám sát chặt chẽ.


Ông Nguyễn Thiên Hà (thôn 3, xã Đại Yên) là điểm sáng trong phát triển kinh tế ở địa phương. Ông Hà được vay 50 triệu đồng Quỹ HTND để đầu tư phát triển kinh tế. Với quy mô trên 7.000m2, đến nay, gia đình ông đã đầu tư vào mô hình chăn nuôi tổng hợp (cá, gà, ba ba) trên 3 tỷ đồng.


Các mô hình đã khẳng định vai trò, vị trí của tổ chức Hội trong hệ thống chính trị như: Trồng rau sạch tại xã Bắc Hồng (huyện Đông Anh); phát triển sản phẩm đồ gỗ xã Vân Hà (huyện Đông Anh); trồng dưa lưới công nghệ cao tại xã Viên Nội (huyện Ứng Hòa); chăn nuôi vịt đẻ trứng thương phẩm VietGAP xã Phúc Thượng (huyện Phúc Thọ); phát triển chăn nuôi bò sinh sản và trồng bưởi xã Khánh Thượng (huyện Ba Vì); dự án chăn nuôi bò sinh sản xã Xuân sơn (Thị xã Sơn Tây)…


Thực tế cho thấy nguồn vốn Quỹ HTND không chỉ giúp hội viên, nông dân Thành phố Hà Nội có thêm điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, mà còn giúp thay đổi phương thức canh tác nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Qua đó, góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời phát huy có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương.


Bên cạnh đó, các cấp Hội phối hợp tổ chức 13.688 buổi tập huấn khoa học kỹ thuật cho 180.535 lượt cán bộ, hội viên nông dân.


Trong đó, Hội Nông dân thành phố đã phối hợp tổ chức 21 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ thực vật, tiêm thuốc thú ý cho 1.680 lượt hội viên nông dân; hướng dẫn nông dân xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học, công nghệ mới theo chuỗi giá trị đạt tiêu chuẩn chất lượng Vietgap, Globalgap.



Thành Hội chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thị xã xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, hướng dẫn thành lập Hợp tác xã và Tổ hợp tác, đến nay Hội Nông dân các huyện, thị xã đã hướng dẫn thành lập mới được 05 Hợp tác xã với 140 thành viên; các cơ sở Hội đã hướng dẫn thành lập được 144 tổ hợp tác với 1.017 thành viên. Nổi bật tại các huyện: Chương Mỹ, Ứng Hòa, Gia Lâm, Đông Anh, Quốc Oai và Ba Vì....


Nhằm phát huy có hiệu quả nguồn vốn Quỹ HTND, Hội ND các cấp đã chủ động lựa chọn những mô hình, dự án có tính khả thi để triển khai thực hiện. Đặc biệt, ưu tiên đối với những hộ có tinh thần trách nhiệm, có nhân lực và điều kiện để phát huy nguồn vốn vay.


Nguồn vốn ưu đãi của Quỹ HTND đã trực tiếp giúp các hộ hội viên, nông dân có thêm điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả, nhiều mô hình thành công mang lại thu nhập cao cho các hộ tham gia.


Để nguồn vốn Quỹ HTND phát huy hiệu quả, Hội ND các cấp trên địa bàn thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý nguồn vốn cho cán bộ hội; phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho hội viên, nông dân. 


Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát được Hội ND các cấp chú trọng thực hiện thường xuyên, qua các đợt kiểm tra, các dự án vay vốn Quỹ HTND đã thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra, đúng đối tượng, các hộ vay vốn đúng mục đích và mang lại hiệu quả.

 
Những mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập trả hết vốn vay, giúp các gia đình vươn lên thoát nghèo. Đây là những mô hình được xây dựng từ nguồn vốn của Quỹ HTND.


Với những cách làm hiệu quả, Hội ND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác rà soát số hộ hội viên, nông dân cần được vay vốn. Đồng thời, đẩy mạnh việc phối hợp với các đơn vị tạo điều kiện giúp đỡ hội viên; xây dựng các dự án mới, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế tại địa phương, giúp hội viên vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống.


Nhờ quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn Quỹ HTND đã tạo điều kiện để hoạt động Hội ngày càng phát huy hiệu quả, nội dung hoạt động thiết thực với hội viên, nông dân.


Thời gian tới, Hội ND tỉnh phát huy hiệu quả nguồn vốn Quỹ thông qua việc ưu tiên nhân rộng các mô hình liên kết theo hướng chuỗi giá trị gắn với sản phẩm chủ lực tại địa phương; đồng thời tiếp tục chung sức, đồng hành cùng các cấp tăng cường tuyên truyền hội viên, nông dân thực hiện liên kết, hợp tác sản xuất, phát triển các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn.




 
Bùi Nhuần
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Đa dạng sản phẩm chế biến để mở rộng thị trường