|
Thông qua những mô hình phát triển sản xuất không những tạo việc làm, tăng thu nhập cho những hộ trực tiếp tham gia dự án mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp tại địa phương |
Thông qua nguồn vốn Quỹ, Hội ND các cấp trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai xây dựng nhiều mô hình, dự án vay vốn Quỹ HTND, cho vay và sử dụng Quỹ gắn với xây dựng các mô hình phát triển kinh tế gia đình, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hội viên, nông dân.
Hàng năm, Ban vận động Quỹ HTND các cấp đã tích cực chỉ đạo các cấp Hội tăng cường đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền với nhiều hình thức linh hoạt giúp cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn hiểu rõ hơn về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển nguồn vốn.
Nhìn chung, các hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích với nhiều mô hình hay, gương điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, góp phần hỗ trợ chuyển đổi sản xuất, tăng thu nhập, giải quyết việc làm giúp các hộ nông dân nghèo vươn lên làm giàu.
Để sử dụng nguồn Quỹ hiệu quả, Hội ND các cấp phối hợp với chính quyền địa phương khảo sát nhu cầu vay vốn của các hộ gia đình; vận động hội viên tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt.
Thông qua những mô hình phát triển sản xuất không những tạo việc làm, tăng thu nhập cho những hộ trực tiếp tham gia dự án mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nghề.
Hiện nay, tổng nguồn vốn Quỹ HTND trong tỉnh đạt trên 61 tỷ đồng tạo điều kiện cho hơn 2.000 hộ hội viên, nông dân được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả.
Để nguồn vốn Quỹ HTND phát huy hiệu quả, Hội ND các địa phương triển khai việc cho vay vốn Quỹ HTND lồng ghép với hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm xây dựng các mô hình phát triển kinh tế theo hướng liên kết, hợp tác sản xuất.
Quỹ HTND tỉnh đã tạo việc làm cho hội viên, nông dân, góp phần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội theo hướng thiết thực, hiệu quả.
Hội đã gắn các hoạt động tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ với công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của hội viên, nông dân về phát triển sản xuất trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập. Qua khảo sát thực tế, phần lớn các hội viên, nông dân sử dụng nguồn vốn Quỹ HTND đầu tư các mô hình, dự án đúng mục đích và phát huy hiệu quả.
Các mô hình vay vốn phần lớn đều đạt hiệu quả giúp người vay tăng thu nhập. Một số mô hình đã được nhân rộng như: Dự án sản xuất xoài tại xã Tịnh Thới (TP.Cao Lãnh); nuôi lươn sinh sản xã Bình Thạnh (TP.Hồng Ngự); trồng hoa kiểng tại phường An Hòa (TP.Sa Đéc); sản xuất sầu riêng theo tiêu chuẩn an toàn tại xã Mỹ Long (huyện Cao Lãnh), mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng xã Long Thuận (huyện Hồng Ngự)...
Các mô hình góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh.
Hàng năm, các cấp Hội đã phê duyệt, giải ngân nguồn vốn trên để kịp thời hỗ trợ hội viên, nông dân có thêm nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất, chăn nuôi, tạo thêm việc làm, gia tăng thu nhập. Nhìn chung, các dự án đều đã phát huy tính hiệu quả.
Thông qua các mô hình, dự án được triển khai, nhiều hộ hội viên, nông dân đã có mức thu nhập khá. Để nguồn vốn phát huy hiệu quả, Ban quản lý Quỹ HTND các cấp đã chủ động phối hợp với ngành chức năng, chính quyền các địa phương chú trọng việc khảo sát, thẩm định, lựa chọn đúng đối tượng vay vốn.
Phương thức cho vay theo dự án trong thời gian qua là định hướng đúng giúp bà con nông dân mở rộng, nâng cao quy mô sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề, tạo việc làm, thúc đẩy ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất.
Từ vốn vay Quỹ HTND, ông Trần Văn Lắng (ở xã Hòa An, TP.Cao Lãnh) đã đầu tư nuôi dê sinh sản. Có vốn ông mua con giống, làm chuồng nuôi. Hội ND xã còn tạo điều kiện cho ông tham gia lớp tập huấn kỹ thuật nuôi dê sinh sản. Hiện, đàn dê của ông phát triển tốt, từ 6 con dê giống ban đầu đến nay đã tăng lên 14 con. Mô hình hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập khá.
Khi được Quỹ HTND cho vay 50 triệu đồng anh Trần Thanh Long ở xã Tân Bình, huyện Thanh Bình đã đầu tư trồng lúa theo hướng an toàn. Đất ruộng của gia đình anh có 1ha. Nhờ vốn vay của Quỹ HTND, anh thuê thêm 2 ha và mua vật tư nông nghiệp để phát triển sản xuất.
Tân Thuận Tây là xã vùng ven thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, có diện tích sản xuất nông nghiệp 504,2ha, chiếm 58,7% diện tích, trong đó đất vườn (xoài) 475,7ha. Tại xã có nhiều mô hình nông nghiệp đô thị được hình thành và phát triển. Trong đó nổi bật là mô hình sản xuất xoài theo hướng VietGAP. Mô hình này được hình thành từ phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi được Hội Nông dân xã triển khai phát động.
Từ nguồn vốn Qũy HTND, 17 hộ tham gia mô hình được vay 01 tỷ đồng. Sau khi hết thời gian vay 24 tháng, nhận thấy dự án có hiệu quả cao và còn nhiều hộ mong muốn được tham gia thực hiện mô hình nhưng còn thiếu vốn, nắm bắt được nhu cầu đó nên Hội Nông dân tỉnh tiếp tục đầu tư cho 12 hộ khác trong Tổ hợp tác được tiếp cận nguồn vốn Qũy HTND Trung ương với số tiền vay 01 tỷ đồng, thời gian 36 tháng.
Với vai trò làm nòng cốt để dẫn dắt nhiều hộ nông dân tham gia mô hình với mục tiêu tập hợp nông dân để liên kết sản xuất xoài theo chuỗi giá trị và theo hướng VietGAP. Đến nay, từ nguồn vốn Qũy HTND đã tiếp sức cho 29 hộ hội viên nông dân có thêm nguồn lực góp phần cho mô hình sản xuất xoài VietGAP và Hợp tác xã xoài Tân Thuận Tây duy trì và phát triển.
Hiện Hợp tác xã có 112 thành viên với diện tích vùng nguyên liệu tại địa bàn 87,9 ha. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất nên sản lượng và chất lượng xoài từng bước được nâng lên, năm sau cao hơn năm trước, các sản phẩm do Hợp tác xã sản xuất xoài luôn được đánh giá cao, được nhiều doanh nghiệp chọn để ký hợp đồng cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra ổn định.
Từ việc cho vay vốn Quỹ HTND để thực hiện dự án đã góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nâng cao quy mô sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở địa phương, thúc đẩy việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp.
Mô hình tạo việc làm cho hơn 23 lao động có việc làm thường xuyên, giúp cho 07 hộ thoát nghèo, vận động được 80 triệu đồng đóng góp vào Qũy HTND, có 24 hộ nông dân đạt được danh hiệu nông dân sản xuất giỏi các cấp và phát triển được 67 hội viên, nông dân.
Mô hình mang lại đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong hội viên, nông dân, từng bước xóa bỏ tập quán sản xuất cũ, chuyển dần sang sản xuất tập trung, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Trình độ sản xuất của người nông dân ngày càng cao hơn, chuyên nghiệp hơn.
Qua triển khai thực hiện dự án sản xuất xoài theo hướng VietGAP chất lượng sinh hoạt, hoạt động của nhiều chi, tổ Hội và hội viên nông dân được nâng lên, nội dung sinh hoạt phù hợp và thiết thực hơn, đáp ứng được nhu cầu và lợi ích thiết thực, nâng cao thu nhập và đời sống cho hội viên nông dân.
Qua đó tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong hội viên nông dân ngày càng được củng cố, tình làng, nghĩa xóm, tình cảm láng giềng ngày càng gắn bó, thắt chặt hơn ở nông thôn. Vai trò, vị thế của Hội tiếp tục được khẳng định, làm trung tâm nòng cốt trong các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới. Từ kết quả trên đã góp phần tác động tích cực đến việc tổ chức vận động phát triển Qũy HTND các cấp.
Các mô hình Quỹ HTND đã tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cho xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân, là các điển hình để nông dân học tập và làm theo. Hoạt động Quỹ HTND dân gắn với xây dựng chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp nhằm nâng cao quy mô sản xuất và sản xuất hàng hóa, thúc đẩy các hình thức kinh tế tập thể, liên kết, hợp tác sản xuất góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn.
Bên cạnh đó, Hội tích cực xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả và vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp.
Thực tế cho thấy nguồn vốn Quỹ không chỉ giúp hội viên, nông dân có thêm điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, mà còn giúp thay đổi tập quán, phương thức canh tác nhằm nâng cao giá trị sản phẩm góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời phát huy tiềm năng, thế mạnh địa phương.
Thông qua các mô hình, dự án được đầu tư triển khai trên địa bàn cho thấy những hiệu quả về kinh tế đạt được rất rõ nét và thiết thực. Theo đó, nhờ các mô hình, dự án được các cấp Hội triển khai xây dựng tại các địa phương đã giúp hội viên, nông dân kịp thời tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi.
Có thể nói, nguồn vốn trên đã tạo điều kiện cho hội viên, nông dân tháo gỡ khó khăn về vốn để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trên địa bàn nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho bà con.