Trà Vinh: Gương hội viên, nông dân tham gia phát triển kinh tế tuần hoàn
10:31 - 29/11/2024
(Quỹ HTND)- Hội viên, nông dân Huỳnh Sa Rây là người dân tộc Khmer tiêu biểu ở ấp Hòa Lạc A, xã Lương Hòa A, huyện Châu Thành - người đã xây dựng mô hình trồng màu trong nhà màng áp dụng công nghệ cao (dưa lưới) đạt hiệu quả kinh tế cao.

Anh Huỳnh Sa Rây - người đồng bào Khmer vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương với mô hình trồng màu trong nhà màn áp dụng công nghệ cao (dưa lưới)


Trước đây, do thiếu kinh nghiệm, gia đình anh chỉ trồng 1ha nhà màng, chủ yếu trồng dưa lưới 4 vụ/năm (thời gian 80 ngày/vụ). Những vụ sau, năng suất dưa lưới đất cao, giá bán ổn định nên anh đầu tư thêm 02 nhà màng có diện tích 2ha, lợi nhuận bình quân đạt 160 triệu đồng/ha. Từ hiệu quả kinh tế trên, anh đã phát triển và thành lập chi Hội nghề nghiệp với 12 hội viên tham gia, diện tích canh tác 1,2ha nhà màng và 0,1ha nhà lưới trên địa bàn 4 ấp. Anh cũng hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật cho các hội viên của huyện Châu Thành và Duyên Hải (mỗi huyện 02 nhà màng).
       

Bên cạnh đó, anh thực hiện quy trình sản xuất ủ phân hữu cơ kết hợp với nấm Trico, đồng thời áp dụng tiến bộ KHKT mới. Anh đã lắp đặt hệ thống tưới tiêu giúp tiết kiệm chi phí đầu vào, tận dụng chế phẩm làm phân bón nên giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường và tăng lợi nhuận 20% so với sản xuất truyền thống. Sản phẩm dưa lưới của anh đạt tiêu chuẩn VietGap và được công nhận đạt sản phẩm OCOP vào cuối năm 2023.
 
 
Nhờ áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn đã giúp hội viên, nông dân đổi mới và sáng tạo trong nông nghiệp; tích cực tìm kiếm giải pháp cho việc tái sử dụng hệ thống canh tác mới vào sản xuất thay thế cách sản xuất truyền thống trước đây. Hội viên, nông dân của xã Lương Hòa A nói riêng, cũng như nông dân trong tỉnh Trà Vinh nói rất cần có những chính sách hỗ trợ thiết thực, kịp thời để thực hiện và nhân rộng, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, hiện thực hóa giấc mơ làm giàu…
 

Hồng Nhung
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email
Liên kết trong chăn nuôi dê nhốt chuồng