Thái Nguyên: Tích cực vận động xây dựng và phát triển nguồn vốn Quỹ HTND
10:04 - 28/05/2024
(Quỹ HTND) - Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn Quỹ HTND, năm 2022, Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp trong tỉnh, Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh và các huyện, thành phố đã thực hiện tốt công tác hỗ trợ vốn từ nguổn Quỹ HTND cho hội viên nông dân trong tỉnh; vận động cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần tham gia phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tích cực tham gia công tác Hội và phong trào nông dân, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Nguồn vốn Quỹ HTND giúp các hộ trồng chè trên địa bàn tỉnh có vốn tái đầu tư sản xuất


Ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ HND tỉnh đã xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh được cấp năm 2024. Triển khai các hoạt động liên quan đến nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân.


Trong 6 tháng đầu năm Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tổ chức thu hồi, thẩm định và giải ngân 06 dự án đến hạn quay vòng từ nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh với tổng số tiền được giải ngân 4,590 tỷ đồng cho 76 hộ vay vốn; nguồn vốn Quỹ HTND Trung ương ủy thác 06 dự án với số tiền được giải ngân 4,100 tỷ đồng cho 62 hộ vay vốn. 


Từ nguồn vốn trên, các cấp Hội tổ chức thẩm định, giải ngân nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân được cấp bổ sung năm 2024 với số tiền được giải ngân 4,4 tỷ đồng, cho 90 hộ vay vốn. Đến 31/5/2024 tổng số tiền Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh và Trung ương ủy thác được giải ngân 13,890 tỷ đồng, cho 228 hộ nông dân vay vốn.


Để tạo điều kiện cho hội viên có vốn vay phát triển sản xuất, Hội Nông dân thành phố tận dụng mọi nguồn lực hỗ trợ, thông qua phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các cấp Hội phối hợp Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên tổ chức thẩm định và giải ngân trên 04 tỷ đồng cho hội viên nông dân huyện Đinh Hóa, Đồng Hỷ theo chương trình phối hợp cho vay ưu đãi hội viên nông dân tham gia chương trình Ocop, thành viên chi, tổ hội nghề nghiệp, thành viên vay vốn Quỹ HTND đầu tư mở rộng sản xuất.


Các cấp Hội tiếp tục hỗ trợ nông dân khởi nghiệp sáng tạo thông qua các hoạt động như tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ giống, vốn... Thông qua các mô hình dự án từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho hội viên nông dân. Tuyên truyền, vận động nông dân liên kết để nâng cao quy mô sản xuất, phát triển các mô hình kinh tế trang trại, liên kết với doanh nghiệp để tạo ra vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. 


Chủ động phối hợp với doanh nghiệp, Nhà nước, ngân hàng, nhà khoa học, nhà phân phối hướng dẫn, hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình trang trại, phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, nông nghiệp hữu cơ, gắn sản xuất, kinh doanh nông nghiệp với du lịch, giảm nghèo bền vững để nông dân học tập và nhân rộng.


Đánh giá hiệu quả của các dự án vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân của cho thấy, việc giải ngân cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích, địa điểm phù hợp với định hướng phát triển và tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, các huyện, thị xã và thành phố Huế. Các dự án vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân phục vụ sản xuất được sử dụng có hiệu quả, đã đầu tư tăng đàn gia súc, gia cầm, mở rộng quy mô sản xuất, sửa chữa chuồng trại, lồng bè, mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, đầu tư thiết bị máy móc để phát triển ngành nghề.


Nguồn vốn Quỹ tuy nhỏ nhưng đã góp phần tích cực giúp hội viên, nông dân có vốn kịp thời đầu tư sản xuất, tham gia mô hình để giải quyết việc làm, tăng thu nhập. Nguồn vốn hỗ trợ góp phần nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao lợi thế cạnh tranh của các cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh, giúp hình thành ở các vùng sản xuất tập trung: vùng cây chuyên canh, sản phẩm có khả năng xuất khẩu, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng địa phương.  


Thời gian tới, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh tiếp tục chung sức, đồng hành cùng các cấp tăng cường tuyên truyền hội viên, nông dân thực hiện liên kết, hợp tác sản xuất, phát triển các mô hình, dự án quy mô lớn. Tăng cường chuyển giao khoa học công nghệ, đẩy mạnh cơ giới hóa, xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản. Từ đó, nông dân từng bước thay đổi thói quen, tập quán sản xuất theo phương thức truyền thống, quy mô nhỏ lẻ sang quy mô lớn, tạo sự chuyển biến trong tư duy sản xuất, phù hợp với xu thế tình hình mới.
Thanh Nga
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email
Liên kết trong chăn nuôi dê nhốt chuồng