Yên Bái: Triển khai tốt hoạt động hỗ trợ vốn cho nông dân
18:07 - 19/12/2023
(Quỹ HTND) - Bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, Hội Nông dân tỉnh còn nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, từng bước vươn lên giàu, trong đó tập trung đẩy mạnh việc hỗ trợ vốn giúp hội viên nông dân tham gia phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả.
Hội viên, nông dân đầu tư trồng dưa lưới từ nguồn vốn vay Quỹ HTND


Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/HNDTW, ngày 27/7/2020 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Khoá VII) về “Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2020 - 2025”, tỉnh Hội đã chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội khảo sát, xây dựng 15 chi hội nông dân nghề nghiệp năm 2023. Các cấp Hội tập trung xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên lĩnh vực nông nghiệp gắn với HTX hoặc THT, các cấp Hội đã vận động đăng ký xây dựng 35 mô hình trong năm 2023., đến nay toàn tỉnh có 48 mô hình Sản xuất kinh doanh hiệu quả gắn với HTX hoặc THT được thành lập mới, trong đó có các mô hình được vay vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân.


Theo đó, thời gian qua, các cấp Hội đã tích cực vận động các hộ vay vốn quỹ hỗ trợ nông dân tham gia mô hình sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả cao, đến nay đã có 16 mô hình SXKD gắn với vay Quỹ HTND các cấp được thành lập.


Để nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay, các cấp Hội còn phối hợp với các cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật yêu cầu về con giống, xây dựng chuồng nuôi và quy trình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng an toàn sinh học với tổng số 10 mô hình đang được triển khai.


Ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnh xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu cho Hội ND cấp huyện về tăng trưởng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, vốn ủy thác với Ngân hàng chính sách xã hội và tín chấp với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


Nhờ đó, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh được ngân sách bổ sung 2 tỷ đồng, ngay sau khi nhận được giao vốn Quỹ đã triển khai giải ngân 05 dự án tại các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Yên Bình, Trạm Tấu, Lục Yên và giải ngân 01 dự án vay vốn từ Quỹ HTND Trung ương tại thị xã Nghĩa Lộ.


Cụ thể: Dự án “Nông dân làm du lịch gắn với dịch vụ nhà nghỉ cộng đồng Homestay” với 10 hộ tham gia vay vốn 500 triệu đồng (thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu); (2) Dự án “Trồng rừng quế” với 06 hộ tham gia vay 300 triệu đồng (xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn); (3) Dự án “Trồng và chăm sóc quế”với 10 hộ tham gia vay vốn 500 triệu đồng; (4) Dự án “Chế tác đá phong thủy” với 08 hộ vay 400 triệu đồng (xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên); (5) dự án “Đầu tư trồng, chăm sóc gỗ rừng trồng” với 06 hộ vay 300 triệu đồng tại xã Phú Thịnh (huyện Yên Bình).


 Song song với đó, các cấp Hội còn thực hiện giải ngân 02 dự án với 20 hộ vay vốn 800 triệu đồng: 01 dự án vay vốn cho 10 hộ vay 300 triệu đồng từ nguồn Quỹ Trung ương; dự án “Chế tác đá mỹ nghệ” cho 10 hộ vay 500 triệu đồng (xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên). Thu hồi 01 dự án đến hạn. Dự án “Trồng và chăm sóc Cam” tại xã Đại Lịch - Văn Chấn, số vốn 500 triệu đồng.


Hội ND tỉnh thẩm định dự án trồng rừng tại xã Vũ Linh, dự án chăn nuôi bò sinh sản tại xã Cảm Ân (huyện Yên Bình); giải ngân dự án chăn nuôi bò sinh sản tại xã Cảm Ân (huyện Yên Bình) cho 12 hộ vay vốn; phối hợp giải ngân dự án “Trồng và chăm sóc cây sơn” từ nguồn Quỹ HTND Trung ương Hội tại thị trấn Sơn Thịnh (huyện Văn Chấn) cho 10 hộ vay 500 triệu đồng. HND huyện Văn Chấn giải ngân dự án “Trồng và cải tạo chè” với tổng vay vốn 120 triệu đồng tại thị trấn Nông trường Liên Sơn. HND huyện Lục Yên giải ngân dự án chăn nuôi bò cho 03 hộ vay vốn 120 triệu đồng (xã Liễu Đô)…


Để nâng cao chất lượng quản lý nguồn vốn Quỹ HTND, thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương Hội, tỉnh Hội đã hướng dẫn Hội Nông dân các huyện, thị, thành phố rà soát, tổng hợp và cung cấp thông tin khảo sát phục vụ xây dựng phần mềm quản lý hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân. Hướng dẫn cấp Hội thực hiện quản lý, sử dụng phí ủy thác và hoa hồng do Ngân hàng Chính sách xã hội chi trả theo quy định; ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nguồn phí thu từ hoạt động nhận ủy thác, từ thực hiện thỏa thuận với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Đồng thời phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội tập huấn sử dụng ứng dụng SmartBanking cho 48 cán bộ Hội.

 
Có thể thấy Quỹ Hỗ trợ nông dân đã trở thành địa chỉ tin cậy, trợ giúp hàng trăm hội viên nông dân trên địa bàn huyện có điều kiện sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Từ đó, khẳng định được vai trò, vị thế và làm trung tâm nòng cốt trong các phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới, thu hút đông đảo hội viên tham gia sinh hoạt, chất lượng hoạt động của Hội được nâng lên. 
 
 

Thủy Anh
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email
Liên kết trong chăn nuôi dê nhốt chuồng