Nhân rộng các mô hình vay vốn hiệu quả
14:18 - 02/10/2023
(Quỹ HTND) - Đồng hành cùng hội viên nông dân, các cấp Hội Nông dân tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế. Đặc biệt, từ nguồn vốn Quỹ HTND, các cấp Hội đã xây dựng nhiều mô hình trồng trọt chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao.
Thông qua nguồn vốn cho vay của Quỹ đã hỗ trợ hàng nghìn lượt hộ nông dân đầu tư mở rộng sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên doanh, liên kết phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình giá trị kinh tế cao, tập hợp được nông dân, phát triển mới các chi Hội nông dân nghề nghiệp, tổ Hội nông dân nghề nghiệp,




Để phát huy hiệu quả nguồn vốn Quỹ HTND, Hội ND các cấp đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giúp cán bộ, hội viên hiểu rõ hơn mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển nguồn Quỹ. Các cấp Hội tiếp tục tham mưu UBND các cấp bổ sung kinh phí Quỹ HTND các cấp, tăng cường các nguồn vốn vay hỗ trợ nông dân.


Để phát triển nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, hàng năm, Hội Nông dân các huyện, thành phố đã tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền bổ sung nguồn vốn cho Quỹ.  Đến nay, ngân sách địa phương đã cấp bổ sung cho Quỹ HTND các cấp 3,475 tỷ đồng. Trong đó cấp tỉnh 1,500 tỷ đồng; cấp huyện 1,975 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn Quỹ HTND toàn tỉnh đạt 30,52 tỷ đồng.


Để quản lý nguồn vốn Quỹ HTND, Ban Thường vụ, Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh đã sâu sát, cụ thể, tuân thủ các quy định của điều lệ quỹ và pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt các khâu từ lựa chọn mô hình đầu tư, hộ vay, thẩm định dự án, giải ngân cho vay.


Đồng thời, Hội kết hợp tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án tại cơ sở; đặc biệt là phân cấp, phân quyền, giao trách nhiệm cho Hội cấp dưới và các cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ. Do đó, hầu hết các hộ hội viên vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả đồng vốn.


Nguồn vốn Quỹ HTND được giải ngân đảm bảo đúng quy định, đối tượng và mục đích sử dụng, nhờ đó đã góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.


Cùng với ưu tiên hỗ trợ vốn cho các dự án, Quỹ HTND các cấp còn tạo điều kiện để hội viên, nông dân có cơ hội tập huấn khoa học kỹ thuật, kiến thức quản lý, kinh doanh.


Trong quá trình bình xét cho vay, Hội phối hợp với chính quyền địa phương khảo sát các hộ có nhu cầu, trong đó ưu tiên lựa chọn những hộ có tinh thần trách nhiệm cao trong việc sử dụng vốn, có nhân lực và các điều kiện khác để phát huy nguồn vốn.


Thông qua nguồn vốn vay, các cấp Hội đã vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tại chỗ; tăng cường mối liên kết giúp nông dân tham gia liên kết hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hoá.


Nguồn vốn vay từ Quỹ HTND đã phát huy hiệu quả rõ rệt, tạo điều kiện giúp nông dân mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.


Tại địa phương, nhiều dự án vay vốn đã phát huy được hiệu quả. Nhằm duy trì và tăng trưởng Quỹ, các cấp Hội đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức như lồng ghép qua các hội nghị, các buổi sinh hoạt; qua các lớp tập huấn, các hội thi nhằm nâng cao nhận thức của hội viên, nông dân về ý nghĩa của Quỹ.


Các hình thức tuyên truyền được Hội triển khai đa dạng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, Bản tin công tác Hội, Website; biên soạn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho vay vốn; tài liệu hướng dẫn cho các cơ sở Hội trong việc vận động xây dựng Quỹ HTND và các văn bản chính sách mới liên quan; lồng ghép nội dung trong các buổi sinh hoạt chi, tổ Hội; thường xuyên nêu gương các tập thể, cá nhân đóng góp xây dựng Quỹ HTND.


Để đảm bảo công khai, minh bạch, Ban Điều hành, Ban Kiểm soát Quỹ HTND chú trọng xây dựng hệ thống quản lý từ tỉnh đến cơ sở. Hệ thống sổ sách, chứng từ, báo cáo hoạt động thực hiện thống nhất từ tỉnh đến cơ sở. Đáng chú ý, Hội còn chú trọng tập huấn nghiệp vụ quản lý, sử dụng Qũy HTND nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ về nội dung này.


Hội ND tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý, sử dụng quỹ cho hàng ngàn lượt cán bộ Hội chuyên trách để trang bị những kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành. Nguồn vốn Quỹ HTND đã giúp nông dân kết nối, hợp tác liên kết, liên doanh trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Đến nay, toàn tỉnh có hàng trăm mô hình kinh tế theo chuỗi giá trị.


Ngoài ra, hoạt động của Quỹ luôn gắn với xây dựng các mô hình, dự án, Tổ hợp tác nông nghiệp và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hộ vay góp phần không nhỏ trong việc hình thành các vùng sản xuất, chuỗi liên kết hàng hóa.


Tiêu biểu như các mô hình: Trồng và chăm sóc cam theo hướng VietGAP tại các xã Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Tiên Kiều, Vĩnh Hảo (huyện Bắc Quang); xã Yên Hà, Hương Sơn (huyện Quang Bình); chăn nuôi trâu tại các xã Vĩ Thượng, thị trấn Yên Bình (huyện Quang Bình); trồng "na núi đá" phường Quang Trung (TP. Hà Giang); mô hình "Nông dân làm du lịch" - nhà nghỉ homestay xã Lũng Cú (huyện Đồng Văn).


Mô hình nông dân làm du lịch, dịch vụ homestay ở xã Du Già, huyện Yên Minh, là điểm sáng phát triển kinh tế ở địa phương. Hội Nông dân xã Du Già được vay 600 triệu đồng từ nguồn vốn Quỹ HTND của tỉnh, huyện để đầu tư phát triển du lịch, nhà nghỉ homestay với 9 hộ tại các Chi hội Cốc Pảng, Làng Khác A, Lũng Dầm, Nà Liên tham gia. Đến nay hoạt động dịch vụ và du lịch trên địa bàn xã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con.


Đến nay, toàn xã Du Già có gần 30 hộ nông dân tham gia làm du lịch cộng đồng (mô hình nhà nghỉ homestay) theo kiến trúc nhà sàn có đầy đủ tiện nghi, đáp ứng tiêu chuẩn đón khách và phục vụ lưu trú cho trên 1.000 - 2.000 lượt du khách/ngày đêm. Hàng năm, mô hình này đã mang lại nguồn thu nhập ổn định từ 100 - 150 triệu đồng/mỗi hộ gia đình.


Là điển hình sử dụng nguồn vốn Quỹ HTND hiệu quả, gia đình anh Phàn Văn Tích ở thôn Cốc Pảng, xã Du Già đã sử dụng 60 triệu đồng từ nguồn Quỹ HTND để chỉnh trang nhà sàn, khuôn viên gia đình đang sinh sống làm homestay. Căn nhà sau khi chỉnh trang được nhiều du khách chọn làm điểm lưu trú. Hiện nay mỗi tháng homestay nhà anh đón trên 600 lượt khách.


Bên cạnh việc đầu tư nguồn vốn Quỹ HTND phát triển các mô hình du lịch, Hội Nông dân tỉnh còn đầu tư nguồn vốn Quỹ HTND để phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi ở địa phương.Thông qua nguồn vốn cho vay của Quỹ đã hỗ trợ hàng nghìn lượt hộ nông dân đầu tư mở rộng sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên doanh, liên kết phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình giá trị kinh tế cao, tập hợp được nông dân, phát triển mới các chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp,


Trước đây, gia đình anh Lý Văn Thuần, thôn Ngàm Đăng Vài 1, xã Ngàm Đăng Vài, huyện Hoàng Su Phì chăn nuôi nhỏ lẻ, không đem lại hiệu quả kinh tế.


Được vay 50 triệu đồng từ Quỹ HTND, anh đã đầu tư chăn nuôi lợn đen thương phẩm. Với tổng đàn duy trì từ 30 - 50 con/lứa, hàng năm gia đình anh có thu nhập khá. Nhờ nguồn vốn ưu đãi gia đình anh mở rộng quy mô chăn nuôi, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống gia đình.


Các hội viên vay vốn chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ.  tổ hợp tác, hợp tác xã. Đóng góp quan trọng vào nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân các cấp.


Từ các dự án vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, các cấp Hội đã hướng dẫn, thành lập được 238 chi hội, tổ Hội nông dân nghề nghiệp; 141 tổ hợp tác và 8 hợp tác xã nông nghiệp. Thông qua các nguồn vốn cho vay góp phần thu hút thêm hội viên mới tham gia vào Hội, năm 2022 đã phát triển mới được 1.758 hội viên, nâng tổng số hội viên nông dân toàn tỉnh lên 115.245 hội viên.


Tại các cơ sở Hội, nơi có mô hình vay nguồn vốn Quỹ HTND trong những năm qua đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động ở nông thôn, góp phần thực hiện thành công chủ trương giảm nghèo bền vững của địa phương.


Nguồn vốn Quỹ HTND các cấp đều được quản lý, điều hành hoạt động chặt chẽ, đúng với điều lệ, quy chế quản lý Quỹ; trên địa bàn không có hiện tượng nợ xấu, nợ quá hạn và chiếm dụng vốn.


Các cấp Hội ND luôn xác định việc bảo đảm an toàn nguồn vốn là quan trọng nhất trong công tác quản lý vốn. Do đó, trước khi tiến hành các thủ tục giải ngân để cho vay nguồn vốn Quỹ HTND đều phải trực tiếp thẩm định đối với các hộ vay.


Các mô hình, dự án vay vốn góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu bền vững.


Qua nguồn vốn vay, các hộ nông dân đã có điều kiện đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống. Nhiều hộ đã vươn lên khá, giàu; tạo việc làm cho nhiều lao động, hỗ trợ nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Năm 2022, toàn tỉnh có 12.926 hộ đạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.


Để đảm bảo hiệu quả nguồn vốn, Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh theo dõi chặt chẽ quy trình trợ vốn, phân công các thành viên thường xuyên xuống tận các hộ vay vốn kiểm tra, theo dõi quá trình sử dụng nguồn vốn của hội viên để giúp hội viên, nông dân sử dụng vốn hiệu quả, đúng mục đích; đồng thời, tiếp tục xoay vòng nguồn vốn khi đến hạn thu hồi, triển khai thêm các dự án mới khả thi.


Được tiếp cận nguồn vốn vay Quỹ HTND, các hộ dân rất phấn khởi, giúp cho các hộ hội viên nông dân có thêm nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất, qua đó tạo công ăn việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho hộ gia đình.


Thời gian tới, Hội tăng cường tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương bổ sung nguồn Quỹ HTND từ ngân sách địa phương; triển khai nhiều hình thức để vận động cán bộ, hội viên, nông dân, các doanh nghiệp ủng hộ tăng nguồn Quỹ HTND các cấp cho hội viên, nông dân vay vốn phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.


 

Long Vui
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Đa dạng sản phẩm chế biến để mở rộng thị trường