Hưng Yên: Nông dân thoát nghèo nhờ vốn Quỹ HTND
18:07 - 15/11/2023
(Cổng ĐT HND) – Sự tiếp sức từ nguồn vốn vay ưu đãi của Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) chính là đòn bẩy giúp cho các hộ nông dân thêm tự tin để triển khai hiệu quả những mô hình phát triển sản xuất; giúp nông dân có điều kiện xây dựng những mô hình kinh tế hiệu quả, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Từ nguồn vốn vay Quỹ HTND các hộ nông dân đầu tư phát triển sản xuất, bước đầu mang lại thu nhập khá


Quỹ HTND ra đời nhằm hỗ trợ vốn ưu đãi cho nông dân, trước hết là nông dân nghèo phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Việc điều hành, sử dụng nguồn vốn quỹ thời gian đầu gắn liền với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo.


Một trong những điểm nhấn là Quỹ HTND đổi mới căn bản phương thức hỗ trợ cho ND vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh theo mô hình dự án (thay cho vay theo hộ hay nhóm hộ nhỏ lẻ) để xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết, hợp tác, nhóm hộ, trang trại, doanh nghiệp nhỏ.


Trong những năm qua, nguồn vốn từ Quỹ HTND đã giúp nhiều gia đình hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh chuyển đổi sản xuất với những mô hình hay trong đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt không ngừng được các địa phương quan tâm nhân rộng.

 
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn Quỹ HTND, thời gian qua Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã tích cực tham mưu và chỉ đạo Hội Nông dân các cấp tăng trưởng nguồn vốn từ Ngân sách và từ huy động hội viên nông dân tiết kiệm xây dựng nguồn vốn cho Quỹ HTND các cấp trong tỉnh.


Kết quả năm 2023, Quỹ 2 cấp trong tỉnh đã tăng trưởng được 5 tỷ 168 triệu đồng, đạt 115% kế hoạch giao (Trung ương Hội giao chỉ tiêu 4,5 tỷ đồng); trong đó Quỹ cấp tỉnh tăng 300 triệu đồng, Quỹ cấp huyện tăng 4 tỷ 868,05 triệu đồng từ ngân sách và nguồn ủng hộ (Trong đó nguồn vận động ủng hộ cấp xã tăng 443,05 triệu đồng và từ nguồn ngân sách tăng 4,310 triệu đồng).

 
Tính đến 15/11/2023, tổng nguồn vốn Quỹ HTND các cấp tỉnh Hưng Yên quản lý là: 98.219,73 triệu đồng. Trong đó: Quỹ trung ương uỷ thác đạt 18.400 triệu đồng; Quỹ HTND 2 cấp tỉnh, huyện đạt 79.819,73 triệu đồng.


Điển hình trong công tác phát triển nguồn vốn Quỹ HTND năm 2023 là Hội Nông dân huyện Yên Mỹ được cấp Ngân sách 1.500 triệu đồng; các huyện Khoái Châu, Kim Động được cấp Ngân sách cấp 500 triệu đồng; Còn lại các huyện được cấp 300 triệu đồng.


Hiện nay, 100% Quỹ hỗ trợ nông dân cấp huyện, thành phố hoạt động hiệu quả, 100% cơ sở Hội phát triển được nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân, không có hộ nợ quá hạn. Từ nguồn quỹ này đã giải quyết cho hàng nghìn lượt hội viên nông dân vay vốn phát triển sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.


Bên cạnh đó, các hoạt động tư vấn hỗ trợ nông dân được các cấp hội quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Nguồn vốn đàu tư phát triển sản xuất từng bước đáp ứng được nhu cầu của nông dân. Hội Nông dân tỉnh thường xuyên tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu vay vốn của hội viên và chỉ đạo Hội Nông dân các địa phương cắt giảm thủ tục rườm rà để đồng vốn nhanh chóng đến với hội viên; ưu tiên gia đình hội viên nghèo cần vốn phát triển sản xuất.


Hội Nông dân tỉnh còn tích cực đôn đốc các cấp hội kiểm tra, giám sát để vốn vay được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả. Ngoài ra, Hội phối hợp với các ngân hàng đang thực hiện ủy thác vốn rà soát, kiện toàn các tổ tiết kiệm, vay vốn nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn cho vay. Nguồn vốn này giúp nhiều hội viên nông dân xây dựng, phát triển mô hình trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, dịch vụ, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.


Phát huy kết quả đã đạt được, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo Hội Nông dân các cấp rà soát số gia đình hội viên có nhu cầu vay vốn để có kế hoạch phân bổ nguồn vốn hợp lý, hiệu quả; tăng cường phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, từng bước nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho nông dân.
 
Anh Thư
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Đa dạng sản phẩm chế biến để mở rộng thị trường