|
Hoạt động Quỹ HTND đã giúp nhiều hộ hội viên, nông dân có thêm nguồn vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả |
Ban Thường vụ Hội ND tỉnh đã đề nghị tỉnh ủy, UBND tỉnh cấp bổ sung nguồn vốn hoạt động theo lộ trình từ năm 2021 - 2025 48 tỷ đồng. Đến nay, được cấp 18 tỷ đồng (18 tỷ đồng của năm 2021 và 2022, theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân năm 2023 - 2025, mỗi năm cấp bổ sung 10 tỷ đồng
).
Có 12/12 huyện, thành Hội xây dựng được nguồn Quỹ HTND đạt 100%. Trong đó: 4 đơn vị đạt mức dưới 500 triệu đồng (các huyện Lấp Vò, Cao Lãnh, Tam Nông, Hồng Ngự và Lai Vung); 3 huyện đạt mức 500 - 01 tỷ đồng (huyện Thanh Bình, Tháp Mười, thành phố Cao Lãnh); 4 huyện đạt mức 01 tỷ đồng trở lên (huyện Tân Hồng, huyện Châu Thành, thành phố Hồng Ngự và thành phố Sa Đéc).
Nguồn vốn Trung ương uỷ thác đang triển khai 19 dự án, cho 214 hộ vay với số tiền 9.800 triệu đồng. Cụ thể, có 04 dự án chăn nuôi (chiếm 21,2%), 14 dự án trồng trọt (chiếm 73,8%), 01 dự án tiểu thủ công nghiệp (chiếm 5%).
Dư nợ nguồn cấp tỉnh đang triển khai tại 36 dự án với số tiền 23.642 triệu đồng cho 442 hộ vay. Phân bổ 27 dự án chăn nuôi (chiếm 75%), 08 dự án trồng trọt (chiếm 22,2%), 01 dự án chế biến sản xuất (chiếm 2,8%). Nguồn cấp huyện 28.599.03 triệu đồng đang triển khai 60 dự án, cho 1.735 hộ vay phát triển sản xuất kinh doanh.
Một số dự án, mô hình hoạt động có hiệu quả, điển hình như: Chăm sóc xoài theo hướng hữu cơ xã Tân Thuận Tây và Tịnh Thới (thành phố Cao Lãnh); nuôi lươn sinh sản, thương phẩm tại xã Phú Thọ và An Long (huyện Tam Nông); các dự án trồng hoa kiểng tại phường An Hòa (thành phố Sa Đéc), phường An Lộc (thành phố Hồng Ngự); các dự án sản xuất chanh, nhãn theo tiêu chuẩn an toàn ở các huyện Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò;…
Cùng với hoạt động Quỹ HTND, các cấp Hội phối hợp với Ngân hàng CSXH triển khai tốt hoạt động ủy thác. Hiện, tổng dư nợ ủy thác do các cấp Hội quản lý đạt 1.338,360 triệu đồng cho 43.442 hộ vay thông qua 872 Tổ TK&VV.
Qua đánh giá phân loại, có 669 Tổ TK&VV xếp loại tốt (chiếm 76,72%); 170 Tổ TK&VV xếp loại khá (chiếm 19,5%); 33 Tổ TK&VV xếp loại trung bình (chiếm 3,78%). Có 100% số Tổ TK&VV được ủy nhiệm thu tiết kiệm với tỉ lệ hộ vay vốn gửi tiền tiết kiệm hàng tháng đạt 100%/tổng số hộ vay vốn. Một số đơn vị quản lý tốt nguồn vốn uỷ thác gồm: các huyện Châu Thành, Tam Nông; thành phố Cao Lãnh, Sa Đéc và Hồng Ngự.
Nhìn chung, nguồn vốn Quỹ HTND đã giúp cho nhiều hộ gia đình hội viên, nông dân có điều kiện tăng thêm nguồn vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả, tập trung các ngành hàng theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh và ngành hàng có thế mạnh của từng địa phương. Qua đó, góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nâng cao thu nhập cho nhiều gia đình hội viên, nông dân.
Bên cạnh đó, các hộ tham gia dự án vay vốn có sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cùng chia sẻ kinh nghiệm, cách làm. Từ các mô hình sản xuất đã hình thành các tổ hợp tác liên kết sản xuất có hiệu quả, giúp hội viên, nông dân có thu nhập ổn định, năm sau cao hơn năm trước, đời sống, vật chất, tinh thần của người nông dân ngày càng ổn định góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, duy trì và phát triển xã, huyện nông thôn mới theo tiêu chí nâng cao.
Thông qua các hoạt động Quỹ HTND đã tạo việc làm cho hơn 2.451 hội viên, nông dân; vận động hơn 817 hội viên, nông dân tham gia xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác, thu hút hơn 410 nông dân tham gia vào tổ chức Hội.