Hội viên, nông dân làm giàu từ những mô hình điểm
09:05 - 08/09/2024
(Quỹ HTND) - Việc triển khai tốt hoạt động vay vốn Quỹ HTND của các cấp Hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa đã giúp hội viên, nông dân hạn chế dần tình trạng phải vay tín dụng đen tại địa phương. 
Thực tế cho thấy nguồn vốn Quỹ không chỉ giúp hội viên, nông dân có thêm điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, mà còn giúp thay đổi tập quán, phương thức canh tác nhằm nâng cao giá trị sản phẩm góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng



Trước khi triển khai mô hình dự án, các cấp Hội tích cực phối hợp với các ngành chức năng, các tổ chức, doanh nghiệp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, dịch vụ vật tư nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Từ đó, các mô hình dự án được tiếp cận từ nguồn vốn Quỹ HTND đạt hiệu quả khá cao đã được nhân rộng.


Các cấp Hội thường xuyên tổ chức kiểm tra, theo dõi quá trình sử dụng nguồn vốn của hội viên để giúp hội viên sử dụng vốn hiệu quả, đúng mục đích. Qua đó, tạo điểm tựa vững chắc cho các hội viên nông dân có thêm nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.


Nguồn vốn Quỹ HTND đã giải quyết việc làm cho hơn 10.000 lượt lao động; xây dựng được hơn 450 mô hình Tổ hợp tác, Hợp tác xã sản xuất có hiệu quả. Nguồn vốn Quỹ HTND giúp nông dân mở rộng, nâng cao quy mô sản xuất, phát triển ngành nghề, thúc đẩy ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, tạo ra nông sản hàng hóa, dịch vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao.


Hiện nay, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh đang quản lý nguồn Quỹ HTND với tổng số vốn hơn 93,2 tỷ đồng. Nguồn vốn Quỹ đã hỗ trợ cho hơn 3.500 lượt hộ nông dân vay vốn thông qua hàng trăm dự án, mô hình kinh tế.


Hầu hết trong số này đều là những mô hình hiệu quả, mang lại thu nhập tốt hơn cho nông dân. Để có mô hình mới, Hội Nông dân tỉnh đã sử dụng nguồn vốn từ Quỹ HTND để hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất, kinh doanh. Nguồn vốn Quỹ HTND của tỉnh luôn được ưu tiên đầu tư những mô hình mới để lấy đó nhân rộng.


Để nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân, Hội ND tỉnh còn chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật cho các hộ tham gia dự án, hỗ trợ nông dân; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đôn đốc Hội ND các huyện, cơ sở thực hiện công khai, dân chủ các khâu lập dự án, thẩm định, cho vay


. Đồng thời xây dựng các dự án mới từ nguồn phân bổ và nguồn vốn quay vòng; chủ động đẩy mạnh việc tuyên truyền hội viên, nông dân, các tổ chức, cá nhân về mục đích, ý nghĩa hoạt động của Qũy HTND, tranh thủ nguồn ngân sách của địa phương để vận động tăng trưởng, phát triển nguồn vốn Quỹ đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.


Nhờ huy động các nguồn lực về vốn đã giúp hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh phát triển sản xuất, kinh doanh.


Từ nguồn vốn Quỹ HTND, nhiều hộ dân đã vươn lên phát triển kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất, có thu nhập và cuộc sống ổn định. Qua việc xây dựng các mô hình dự án đã giúp hội viên, nông dân tiếp cận nguồn vốn; đồng thời, cán bộ Hội thường xuyên đi kiểm tra các mô hình, tận tình hướng dẫn giúp bà con nông dân tháo gỡ khó khăn trong sản xuất.


Các mô hình dự án đã giải quyết được việc làm cho nhiều lao động tại địa phương, nâng cao thu nhập cho các hộ trực tiếp tham gia dự án xây dựng mô hình điểm có sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư.


Thông qua vốn trên đã tạo điều kiện cho các hộ nông dân tháo gỡ khó khăn về vốn ban đầu để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở các vùng nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xóa nghèo bền vững ở các địa phương.Nguồn vốn Quỹ HTND đã trợ lực cho nhiều hộ nông dân cải thiện đời sống, có thu nhập ổn định.


Từ những điển hình trong việc sử dụng hiệu quả vốn, Quỹ HTND góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy các phong trào thi đua của nông dân, nhất là phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo.


Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức của nông dân đối với phát triển nông nghiệp năng suất, chất lượng, hiệu quả bền vững. Từ kinh tế hộ đơn lẻ sang liên doanh, liên kết, hợp tác trong sản xuất chuỗi, từ coi trọng về số lượng sang coi trọng chất lượng, giá trị lợi nhuận cao gắn với phát triển bền vững, an toàn thực phẩm.


Để tiếp tục phát huy hiệu quả nguồn vốn của Quỹ, ngay từ đầu năm 2024, Hội Nông dân các địa phương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã tập trung giải ngân nguồn vốn vay từ Quỹ HTND. Trong đó, Hội Nông dân huyện Diên Khánh đã giải ngân 300 triệu đồng cho 8 hộ nông dân xã Diên Sơn vay với thời hạn 36 tháng để đầu tư trồng cây ăn quả.


Hội Nông dân huyện Cam Lâm đã giải ngân 400 triệu đồng cho dự án trồng và cải tạo vườn xoài tại xã Suối Cát với 10 hộ nông dân tham gia, thời hạn vay 36 tháng.


Trước đó, Hội Nông dân huyện Cam Lâm cũng đã giải ngân 310 triệu đồng cho 8 hộ nông dân tham gia dự án chăn nuôi lợn tại xã Cam Hải Đông.


Năm 2024, nguồn vốn Quỹ HTND các cấp tập trung triển khai thực hiện cho vay đối với 4 mô hình, dự án của các Tổ hợp tác, tổ Hội nghề nghiệp, bao gồm: Dự án nuôi bò sinh sản tại xã Cam Phước Đông (TP.Cam Ranh), với số vốn 800 triệu đồng cho 10 hộ vay; dự án nuôi bò sinh sản tại xã Cam Phúc Bắc (TP.Cam Ranh) 400 triệu đồng cho 10 hộ vay; dự án nuôi tôm hùm và cá mú lồng bè tại phường Vĩnh Nguyên (TP.Nha Trang) 800 triệu đồng cho 10 hộ vay và dự án trồng cây ăn quả tại xã Suối Tiên (huyện Diên Khánh) 500 triệu đồng cho 11 hộ vay.


Tổ hợp tác Nuôi tôm hùm lồng tại phường Vĩnh Thọ (TP. Nha Trang) đã vay từ Quỹ HTND 700 triệu đồng. Cùng với vốn đối ứng, 10 hộ nuôi tôm của tổ hợp tác đã đầu tư mua tôm giống, thức ăn, sửa chữa lại lồng bè... 


Nhờ đó, thu nhập của các hộ tăng lên đáng kể so với trước. Trong đó, có những hộ đạt thu nhập 400 - 500 triệu đồng/năm.


Còn tại huyện Vạn Ninh, 10 thành viên của Tổ hợp tác nuôi dê sinh sản xã Vạn Khánh được vay 500 triệu đồng vốn Quỹ để đầu tư giống, thức ăn, xây dựng chuồng trại…Sau khi trừ chi phí, thu nhập bình quân mỗi hộ đạt 120 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 20 lao động.


Tổ hợp tác trồng sen thương phẩm tại phường Ninh Đa (thị xã Ninh Hòa) được hỗ trợ vốn 500 triệu đồng để 10 hộ vay đầu tư mua giống, cải tạo đất, bón phân, tưới nước... Nhờ đó, tổ đã mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại thu nhập bình quân mỗi hộ hơn 80 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động tại địa phương.


Tại huyện Cam Lâm, tổ Hội nghề nghiệp trồng cây ăn quả tại xã Cam An Nam được hỗ trợ 500 triệu đồng cho 10 hộ vay để phát triển nhiều loại cây ăn quả theo hướng an toàn trên diện tích 23ha. Nhờ sử dụng vốn hiệu quả, mỗi thành viên trong tổ đều có thu nhập hàng trăm triệu đồng.


Với Tổ hợp tác sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, dân dụng tại thị trấn Khánh Vĩnh, 10 thành viên đã vay 500 triệu đồng để đầu tư mua 30 tấn gỗ cẩm lai, 20 tấn gỗ hương để sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ tiêu thụ trong tỉnh và tại các thành phố lớn, như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, mang lại thu nhập bình quân mỗi hộ hơn 300 triệu đồng/năm, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho gần 20 lao động tại địa phương có thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.


Nhờ được vay vốn từ Quỹ HTND, nhiều gia đình khó khăn, thiếu vốn đầu tư phát triển kinh tế đã xây dựng được các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả cao.Bên cạnh đó, các cấp Hội cũng tăng cường việc tuyên truyền và nhân rộng những cách làm hay, mô hình hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn vay từ Quỹ HTND, thu hút đông đảo hội viên, nông dân quan tâm, hưởng ứng và làm theo.


Nhờ đó, hoạt động công tác Hội và các phong trào nông dân ngày càng thiết thực, cụ thể và đi vào chiều sâu. Qua các năm, các chỉ tiêu thi đua đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, trong đó hoạt động Quỹ HTND các cấp đóng vai trò tích cực trong các hoạt động nói chung của Hội.


Từ nguồn vốn trên, Hội ND tỉnh triển khai thực hiện việc xây dựng và nhân rộng các mô hình, thúc đẩy sản xuất, phát triển các cây, con chủ lực theo định hướng của tỉnh. Đối với nguồn vốn ủy thác từ Quỹ HTND Trung ương và của tỉnh đều được cán bộ Hội ND tỉnh trực tiếp giám sát việc giải ngân, đảm bảo không bị tồn đọng nguồn vốn.


Quỹ HTND có ưu điểm là tiến độ giải ngân nhanh, thủ tục đơn giản, đã hỗ trợ kịp thời hàng trăm hộ nông dân phát triển kinh tế. Để nguồn vốn giải ngân đúng đối tượng, các cấp Hội đã lựa chọn những mô hình sản xuất có tính khả khi, phát huy được tiềm năng và thế mạnh của vùng.


Từ Quỹ HTND, nhiều dự án đã xây dựng được các mô hình tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh, tổ hội nghề nghiệp góp phần thay đổi nhận thức của người dân, chuyển phương thức sản xuất từ nhỏ lẻ sang liên kết nhóm, đầu tư thâm canh, tăng năng suất, tạo việc làm, tăng thu nhập kinh tế hộ, trở thành hộ SXKD giỏi các cấp.


Nhờ sự trợ lực từ nguồn vốn Quỹ HTND, đã có hàng nghìn lượt hội viên, nông dân trong tỉnh được hỗ trợ về vốn, đầu tư trong phát triển sản xuất, kinh doanh; biết liên kết với nhau để cùng tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị giúp tạo ra nhiều loại sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng cao.


Ngoài ra, các cấp Hội thường xuyên phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn của hội viên để bảo đảm nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả.


Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền hội viên nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện liên kết, hợp tác sản xuất; khuyến khích nông dân mở rộng, phát triển các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn; tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.


Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền hội viên nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện liên kết, hợp tác sản xuất; khuyến khích nông dân mở rộng, phát triển các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn; tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.


Để tận dụng và phát huy tốt những lợi thế sẵn có của từng địa phương, các cấp Hội còn xây dựng và hướng dẫn hội viên, nông dân đầu tư phát triển các mô hình sản xuất theo hướng liên kết, vừa giúp bà con nâng cao lợi nhuận vừa gia tăng tính bền vững.


Song song với việc hỗ trợ hội viên, nông dân về nguồn vốn vay, công tác tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con cũng được các cấp Hội triển khai thực hiện thường xuyên. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức về khoa học kỹ thuật cho các hộ dân biết cách lựa chọn phương án sản xuất, kinh doanh, biết hạch toán và sử dụng đồng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả.


Có thể khẳng định, nguồn Quỹ HTND đã và đang trở thành điểm tựa giúp hội viên, nông dân trong tỉnh đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới của địa phương, khẳng định được vai trò, vị thế của các cấp Hội trong các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới.
 

Thúy Vui
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Đa dạng sản phẩm chế biến để mở rộng thị trường