Tăng trưởng vốn để hỗ trợ nông dân nhiều hơn
16:37 - 19/06/2017
(Quỹ HTND)- “Nơi nào tranh thủ được sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, tạo điều kiện của chính quyền; làm tốt công tác tuyên truyền vận động thì nơi đó Qũy tăng trưởng nhanh, sử dụng có hiệu quả, hỗ trợ nông dân được nhiều hơn”- Đây là một trong những kinh nghiệm xây dựng và phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội ND tỉnh Thanh Hóa.
Ông Phan Đình Hà, thôn Bái Tôm, xã Điền Quang, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) phát triển mô hình nuôi dê sinh sản từ vốn vay Quỹ HTND. Ảnh: H.Đ


Đến nay toàn tỉnh có 27/27 huyện xây dựng được Quỹ Hỗ trợ nông dân. Trong đó, có một số huyện có nguồn vốn Quỹ đạt mức 500 triệu đồng trở lên gồm: Hội Nông dân huyện: Nga Sơn, Đông Sơn, Thường Xuân, Như Xuân, Thành phố Thanh Hóa.


Có 03 đơn vị: Nga Sơn, Thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn đã xin thêm được vốn Quỹ từ Ngân sách nhà nước cấp là 350 triệu đồng.


Sáu tháng đầu năm 2017 có 450/631 xã phường, thị trấn xây dựng được Quỹ hỗ trợ nông dân; với tổng số tiền vận động được là 500 triệu đồng.


Năm 2017, UBND tỉnh cấp cho Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Thanh Hóa  5 tỷ đồng nâng tổng nguồn vốn Quỹ do Ban Điều hành tỉnh quản lý là 19,04 tỷ đồng cho 639 hộ vay 62 dự án.


Trong đó, nguồn vốn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ủy thác dư nợ 13,6 tỷ đồng cho 412 hộ vay tại 31 dự án.  Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh dư nợ đạt 10.440 triệu đồng cho 249 hộ vay tại 31 dự án.


 Để có được nguồn vốn tăng trưởng, cho vay có hiệu quả,  một số đơn vị đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong tổ chức vận động, tăng trưởng nguồn vốn tiêu biểu như: Hội Nông dân huyện Nga Sơn, Đông Sơn, Như Thanh, Thường Xuân, Như Xuân, Hội Nông dân Thành phố Thanh Hóa, Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa, Hội Nông dân huyện Vĩnh Lộc…


Hầu hết các dự án vay vốn Quỹ đều mang lại hiệu quả, tiêu biểu như: Dự án phát triển vùng sản xuất hoa hồng ở phường Đông Cương TP Thanh Hóa; Dự án phát triển nghề mộc ở Thọ Minh, Thọ Xuân; mô hình dự án chế tác đá mỹ nghệ xã Vĩnh Minh, Vĩnh Lộc; sản xuất miến gạo truyền thống ở Thăng Long, Nông Cống, Mô hình mía tím Kim Tân ở xã Thành Trực, Thạch Thành…

 
Qua việc đầu tư cho vay theo dự án nhóm hộ đã xây dựng thành công tổ nông dân liên kết phát triển sản xuất hàng hóa làm tiền đề cho việc tổ chức các hình thức liên kết, hợp tác sản xuất trong nông nghiệp; góp phần chuyển biến nhận thức của nông dân trong việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi; nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập.


Các hộ tham gia dự án có thể trao đổi kinh nghiệm, liên kết mua vật tư đầu vào, xuất bán sản phẩm đầu ra ... để tổ chức sản xuất có hiệu quả hơn.

 
Các dự án Quỹ hỗ trợ nông dân ưu tiên chọn thực hiện tại các xã điểm xây dựng nông thôn mới; lựa chọn nội dung đầu tư sát với định hướng, cơ cấu phát triển kinh tế trọng tâm của địa phương; yêu cầu HND cấp huyện, xã phải xây dựng được tổ nhóm nông dân liên kết sản xuất..., từ đó đã góp phần vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện, xã, thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.


Thông qua việc vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đã giúp hộ nông dân có vốn để sản xuất kinh doanh thuận lợi. Nhiều hộ đã tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn. Tham gia tích cực trong việc giảm nghèo và giải quyết việc làm tại địa phương.
 

Việc đầu tư cho vay các dự án Quỹ Hỗ trợ nông dân đã giúp cán bộ các cấp Hội có điều kiện sâu sát, hỗ trợ nông dân tiếp cận nguồn vốn thuận tiện hơn, cán bộ Hội đúc rút được nhiều kinh nghiệm phục vụ cho công tác Hội, góp phần nâng cao vị thế của Hội trong hệ thống chính trị; tạo sự gắn bó chặt chẽ giữa tổ chức Hội với hội viên nông dân, thu hút được nhiều nông dân vào tham gia sinh hoạt Hội. 

Thu Hải
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Liên kết trong chăn nuôi dê nhốt chuồng