Bình Thuận: Đa dạng các dịch vụ hỗ trợ nông dân
16:45 - 11/05/2017
(Quỹ HTND)- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những phương thức hoạt động của Hội Nông dân trong thời kỳ đổi mới, đó là chăm lo thiết thực đến sản xuất và đời sống của nông dân.
 


Việc tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn tại cơ sở đã tạo điều kiện cho nông dân theo học được dễ dàng, nhất là các nghề trồng cây ăn quả; trồng rau an toàn; trồng, chăm sóc cây thanh long...

 
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã tạo điều kiện cho nông dân nâng cao kiến thức, tiếp cận thông tin về kinh tế thị trường; mở mang thêm ngành nghề, tiếp cận khoa học - kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả thiết thực, làm giảm chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm tốt hơn, tăng thu nhập gia đình, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao chất lượng lao động phù hợp với việc phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.


Từ năm 2011, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân thuộc Hội ND tỉnh tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn tại cơ sở đã tạo điều kiện cho nông dân theo học được dễ dàng có thời gian phụ giúp được công việc gia đình nên có nhiều nông dân tham gia học, nhất là các nghề trồng cây ăn quả; trồng rau an toàn; trồng, chăm sóc cây thanh long...


Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã tạo điều kiện cho nông dân nâng cao kiến thức, tiếp cận thông tin về kinh tế thị trường; mở mang thêm ngành nghề, tiếp cận khoa học - kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả thiết thực, làm giảm chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm tốt hơn, tăng thu nhập gia đình, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao chất lượng lao động phù hợp với việc phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.

 
Nếu năm 2011, Trung tâm mới đào tạo nghề cho 548 người, thì đến năm 2016 con số này tăng lên trên 3 ngàn người. Các học viên sau khi tốt nghiệp 100% học viên được Trung tâm cấp chứng chỉ nghề đúng quy định của Bộ Lao động TB&XH.


Bên cạnh công tác dạy nghề, Hội ND tỉnh Bình Thuận còn tập trung hỗ trợ giúp  hội viên, nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Tính đến 31/12/2016 tổng nguồn Quỹ HTND đạt 21.929,877 triệu đồng cho 2.105 hộ vay, so với cuối năm 2010 vốn Quỹ tăng 15.084,877 triệu đồng (trong đó: nguồn TW uỷ thác 10.500 triệu đồng, cấp tỉnh 6.029,651 triệu đồng, cấp huyệnvà cấp cơ sở 5.400,226 triệu đồng); không có nợ xấu, nợ quá hạn.


Ngoài ra, Hội còn phối hợp với Ngân hàng hỗ trợ vốn cho nông dân phát triển sản xuất.  Tính đến 31/12/2016, dư nợ vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội là 603,911 tỷ đồng tại 704 tổ cho 28.698 hộ vay (so với cuối năm 2010 dư nợ tăng 282,009 tỷ đồng). Bên cạnh đó, Hội còn quản lý 1,56 tỷ đồng Chương trình Quốc gia về giải quyết việc làm (nguồn Trung ương Hội), đầu tư 08 dự án cho 64 hộ vay, giải quyết 143 lao động có việc làm.

 
Đồng thời với đó là chương trình phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổng dư nợ đạt 1.083,618 tỷ đồng tại 986 tổ vay vốn cho 22.839 hộ vay (so với cuối năm 2010 dư nợ tăng 745,288 tỷ đồng), nợ xấu chiếm 0,18%.
 

Tranh thủ nguồn vốn từ Liên minh HTX tỉnh chuyển sang, Hội đã giải ngân 650 triệu đồng cho nông dân vay hỗ trợ phát triển 12 Tổ hợp tác do Hội Nông dân hướng dẫn, xây dựng, thành lập.

 
Đẩy mạnh việc vận động xã hội hóa,  từ tháng 3/2012, Hội đã phối hợp cùng doanh nghiệp tổ chức triển khai chương trình “Tiếp sức nhà nông cho con đến trường” . Trong đó, hỗ trợ 02 lượt với  số vốn 1.920 triệu đồng không lấy lãi trong thời gian 04 năm cho 120 hộ hội viên, nông dân có hoàn cảnh khó khăn nhưng chí thú làm ăn, có con em học khá, giỏi  ở 03 huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân.
 
 
Nhờ đồng vốn, nhiều hộ nông dân đã mở rộng quy mô sản xuất, kịp thời chăm sóc cây trồng vật nuôi, có thêm việc làm và có nhiều hộ nhờ nguồn vốn vay, từ khó vươn lên thoát được nghèo.  


Bên cạnh việc dạy nghề, hỗ trợ vốn, Hội còn tổ chức các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công... chuyển giao KHKT, xây dựng các mô hình, hỗ trợ nông dân tiếp cận khoa học công nghệ mới áp dụng vào sản xuất.

 
Kết quả từ năm 2011 - 2016, Hội Nông dân các cấp đã phối hợp tổ chức 9.424 lớp tập huấn, hội thảo, ứng dụng các mô hình, chuyển giao khoa học, kỹ thuật và công nghệ về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, đánh bắt, bảo quản sản phẩm, phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm… cho 504.259 lượt cán bộ, hội viên, nông dân tham dự.


Thực hiện Nghị quyết về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Tính đến 31/12/2016, Hội Nông dân các cấp trực tiếp hướng dẫn xây dựng, thành lập mới 166 mô hình kinh tế hợp tác.


 Chủ yếu các mô hình hợp tác xã nuôi, trồng, chăm sóc cây con mới có giá trị kinh tế cao và các chương trình, dự án khuyến nông - khuyến ngư đều được triển khai và đem lại hiệu quả, phù hợp với nguyện vọng đuợc bà con nông dân nhiệt tình tham gia và huởng ứng như: Chuơng trình xã hội hóa giống lúa, sản xuất giống lúa xác nhận, sản xuất thanh long VietGAP, trồng ca cao xen điều, nuôi cá nước ngọt giống mới, nuôi lươn không bùn, nuôi dông,nuôi heo siêu nạc, heo rừng lai, bồ câu pháp”, mô hình tiết kiệm điện năng sử dụng bóng Compact thay bóng đèn dây tóc, kích thích thanh long ra hoa trái vụ…
 

Ngoài ra, Hội Nông dân cấp huyện, xã trực tiếp phối hợp các doanh nghiệp, đại lý tại địa phương cung ứng hơn 70.842 tấn phân và 4.892 chiếc máy móc các loại phục vụ sản xuất nông nghiệp.


Hoạt động dịch vụ, tư vấn và hỗ trợ nông dân của Hội ND Bình Thuận đã giúp hội viên nâng cao kiến thức, phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho hội viên đầu tư, mở rộng sản xuất, từ đó từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Ngọc Thảo
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Liên kết trong chăn nuôi dê nhốt chuồng