Khi Hội đồng hành cùng Ngân hàng
11:14 - 08/06/2017
(Cổng ĐT HND)- Tính đến nay, toàn tỉnh Phú Thọ có 261/269 cơ sở Hội nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH). Tổng số tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) do Hội quản lý là 1.286 tổ với 41.491 thành viên tham gia, trong đó có 38.171 hộ là hội viên nông dân (chiếm 92%).
Mô hình vay vốn Ngân hàng CSXH nuôi lợn rừng của nông dân Phú Thọ mang lại hiệu quả kinh tế cao (ảnh: NHCSXH)


Kết quả nhận ủy thác tính đến 31/5/2017 tại 15 chương trình tín dụng với tổng dư nợ 1.095.991 triệu đồng; tăng so với kỳ trước 47.156 triệu đồng. 100%  thành viên tổ TK&VV tham gia gửi tiền gửi tiết kiệm bình quân 10.000 đồng - 20.000đồng/tổ viên/tháng.

 
Nhằm phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH, ngay từ đầu năm Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã chủ động định hướng, bám sát chương trình phối hợp công tác giữa hai ngành, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền cùng cấp tuyên truyền, phổ biến, công khai chủ trương, chính sách ưu đãi của Nhà nước và các quy định của Ngân hàng CSXH cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác đến từng thôn, xóm.
 
 
Hội Nông dân các cấp xác định rõ trách nhiệm của Hội về những nội dung đảm nhận ủy thác. Trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện luôn tập trung hoạt động theo đúng nội dung văn bản liên tịch, hợp đồng đã ký kết giữa hai ngành.

 
Đồng thời, cán bộ Hội tư vấn giúp các hộ sử dụng vốn vay đầu tư sản xuất kinh doanh đúng mục đích, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nguồn vốn vay phát huy hiệu quả cao nhất.

 
Trong kỳ, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tổ chức được 212 buổi tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi đến đối tượng hộ nghèo và học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng được thụ hưởng chính sách ưu đãi, với trên 9.000 lượt hội viên tham gia; xuất bản và phát hành trên 7.000 cuốn Thông tin công tác Hội của tỉnh, đăng tải 35 bài trên Trang Thông tin Điện tử của Hội.

 
Tính đến nay, toàn tỉnh có 261/269 cơ sở Hội đã thực hiện nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH. Tổng số tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) còn dư nợ do Hội quản lý là: 1.286 tổ với 41.491 thành viên tham gia, trong đó có 38.171 hộ là hội viên nông dân (chiếm 92%).

 
Qua kiểm tra cho thấy, 100% tổ TK&VV hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ. Thường xuyên điều chỉnh quy ước hoạt động của tổ cho phù hợp, duy trì sinh hoạt, họp tổ để kết nạp Hội viên, bầu Ban quản lý tổ, bình xét công khai các hộ có nhu cầu vay vốn trình Ban Giảm nghèo xét duyệt cho vay.

 
Công tác bình xét, giải ngân, theo dõi, quản lý hồ sơ vay vốn; đôn đốc thu gốc, lãi, thu tiết kiệm được thực hiện nghiêm túc đảm bảo an toàn nguồn vốn, không có trường hợp vay sai đối tượng, vay ké hoặc lợi dụng tham ô chiếm dụng vốn.

 
Việc ghi chép và lưu giữ hồ sơ vay vốn được các tổ thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung theo quy định. Đội ngũ Tổ trưởng và thành viên Ban Quản lý thường xuyên được kiện toàn, có năng lực, trình độ, uy tín, trách nhiệm để đảm nhiệm công việc.

 
Qua đánh giá 6 tháng đầu năm, số tổ xếp loại tốt 1.162 tổ, chiếm 90,36 %; số tổ xếp loại khá 120 tổ, chiếm 9,34 %; không có tổ xếp loại trung bình, yếu, kém.

 
Qua triển khai thực hiện, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã phối hợp tốt với Ngân hàng CSXH triển khai có hiệu quả các chính sách tín dụng ưu đãi thông qua các biện pháp đồng bộ như: Tổ chức xây dựng mạng lưới Điểm giao dịch lưu động tại các xã, phường, tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV.

 
Các đơn vị điển hình như Hội Nông dân thị xã Phú Thọ có 57 tổ TK&VV với 2.662 hộ còn dư nợ với tổng số vốn vay 53.478 triệu đồng; không có nợ quá hạn; Hội Nông dân huyện Phù Ninh có 85 tổ TK&VV với 2.662 hộ còn dư nợ với tổng số vốn vay 66.101 triệu đồng; Hội Nông dân huyện Lâm Thao có 81 tổ với 2.739 hộ còn dư nợ với tổng số vốn vay 68.518 triệu đồng. Hội Nông dân huyện Cẩm Khê có 168 tổ với 5.563 hộ còn dư nợ với tổng số vốn vay 148.276 triệu đồng.

 
Để tăng cường nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách, ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh giao chỉ tiêu cho 13/13 huyện, thành thị Hội phối hợp với phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Hội cấp huyện được phân công theo dõi công tác ủy thác, cán bộ Hội cấp xã, tổ trưởng  tổ TK&VV, cán bộ Ban quản lý tổ.

 
Trong kỳ, toàn tỉnh đã tổ chức tập huấn được 25 lớp cho 1.500 lượt học viên tham gia; trong đó Quỹ HTND tỉnh tổ chức được 05 lớp tập huấn tại 05 huyện, thành, thị cho 350 lượt học viên tham gia; Hội Nông dân huyện và cơ sở tổ chức 20 lớp cho 1.150 học viên về nghiệp vụ quản lý cho vay Quỹ HTND và công tác nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH.
 

Ngoài ra, công tác kiểm tra, giám sát được các cấp Hội hết sức quan tâm, theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo thường xuyên. Trong kỳ, các cấp Hội đã kiểm tra được 656 cuộc. Trong đó, Hội Nông dân tỉnh kiểm tra 10 cuộc tại 5 huyện, thành, thị; mỗi huyện kiểm tra 01 xã và 01 tổ TK&VV, 02 hộ vay vốn.

 
Hội Nông dân các huyện, thành, thị phối hợp với Quỹ HTND tỉnh, phòng giao dịch Ngân hàng CSXH kiểm tra được 150 cuộc. Hội Nông dân các xã, phường, thị trấn kiểm tra được 496 cuộc.

 
Qua kiểm tra tại các huyện, thành, thị và cơ sở, các huyện và cơ sở đều quản lý tốt nguồn vốn Quỹ HTND cũng như nguồn vốn nhận ủy thác, thủ tục hồ sơ vay vốn được lưu giữ đầy đủ, ngăn nắp, thực hiện việc thu, chi các nguồn phí đúng theo tỷ lệ phí qui định.

 
Không có hiện tượng cho vay sai đối tượng, sử dụng vốn, phí sai mục đích. Thông qua việc kiểm tra, giám sát đã kịp thời uốn nắn những việc chưa tốt; kịp thời rút kinh nghiệm ở một số cơ sở Hội về công tác lưu trữ hồ sơ, sổ sách theo dõi cho vay vốn, thu, chi các nguồn phí.

 
Đồng thời đánh giá đúng chất lượng hoạt động của các huyện, thành, thị, các cơ sở và tổ TK&VV đối với hoạt động Quỹ HTND và công tác nhận uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh.

 
Để đồng vốn vay đạt hiệu quả, Hội Nông dân các cấp đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức 166 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, phát triển ngành nghề cho 10.725 hộ vay vốn Quỹ HTND và vốn của Ngân hàng CSXH trước khi giải ngân.

 
Trong đó cấp tỉnh tổ chức được 8 lớp cho 520 người tham gia, cấp huyện và cơ sở tổ chức 157 lớp cho 10.205 người tham gia. Qua các lớp tập huấn đã góp phần nâng cao nhận thức về khoa học kỹ thuật cho các hộ vay vốn, giúp họ biết cách lựa chọn phương án sản xuất, kinh doanh, biết hạch toán và sử dụng đồng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả kinh tế tốt hơn.

 
Từ nay đến cuối năm, các cấp Hội tiếp tục trợ giúp các hộ xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện phát triển của từng địa phương, đồng thời chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ được vay vốn trước khi giải ngân nhằm hỗ trợ hội viên sử dụng đồng vốn hiệu quả nhất.

Mạnh Toàn
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Đa dạng sản phẩm chế biến để mở rộng thị trường