|
Nhiều mô hình, dự án sử dụng vốn Quỹ HTND được đánh giá đã mang lại hiệu quả thiết thực và hiện các cấp Hội cũng đang tiếp tục triển khai nhân rộng trên địa bàn |
Để nguồn vốn vay phát huy hiệu quả và sử dụng đúng mục đích, các cấp Hội đã chú trọng việc xây dựng kế hoạch và triển khai giải ngân cho vay theo các dự án, mô hình điểm có sự liên kết của các Tổ hợp tác, Câu lạc bộ sản xuất, nhóm hộ tại địa phương.
Nhờ khai thác hiệu quả nguồn vốn vay Quỹ HTND, hàng nghìn lượt hộ hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từng bước nâng cao đời sống, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.
Công tác quản lý cho vay và thu hồi vốn Quỹ luôn được các cấp Hội tập trung chỉ đạo thực hiện theo đúng hướng dẫn. Đồng thời, nguồn vốn Quỹ HTND của tỉnh và Trung ương ủy thác 100% được cán bộ Hội ND tỉnh trực tiếp giám sát việc giải ngân. Do đó, nguồn vốn vay đảm bảo không bị tồn đọng, không có nợ quá hạn trên địa bàn.
Nhằm tăng hiệu quả nguồn vốn vay, Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh còn gắn việc cho vay vốn với công tác hướng dẫn hội viên, nông dân thành lập các tổ, nhóm liên kết thực hiện sản xuất theo chuỗi gắn với tiêu thụ sản phẩm giúp đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Hội ND các cấp đã vận động hội viên nông dân tham gia, thành lập mới 3 hợp tác xã nông nghiệp, với 31 thành viên, 6 Tổ hợp tác với 84 thành viên, 1 chi Hội Nông dân nghề nghiệp với 14 thành viên, 31 tổ Hội Nông dân nghề nghiệp với 451 thành viên.
Nhìn chung, các mô hình này đã góp phần liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh, giúp hội viên nông dân vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, vươn lên làm giàu, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội.
Bên cạnh đó, Hội còn hướng dẫn cách thức sản xuất cho các hộ vay để phát huy hiệu quả nguồn vốn; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi để giúp hội viên, nông dân có thêm kiến thức vào sản xuất.
Đồng thời, các cấp Hội ở cơ sở cũng thường xuyên quan tâm, kiểm tra, theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh và việc sử dụng nguồn vốn vay của các hộ hội viên, nông dân trên địa bàn.
Nhiều hộ vay đã sử dụng vốn tốt, phát huy hiệu quả kinh tế, mang lại thu nhập cho các hộ nông dân, góp phần tham gia chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Qua đó góp phần thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Nguồn vốn Quỹ HTND đã giúp nông dân kết nối, hợp tác liên kết, liên doanh trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Đến nay, toàn tỉnh có hàng trăm mô hình kinh tế theo chuỗi giá trị.
Trong sáu tháng đầu năm 2022, nguồn vốn Quỹ HTND cấp tỉnh đã giải ngân 9 dự án với tổng số tiền là 2,7 tỷ đồng cho 154 hộ vay. Công tác cho vay, thu hồi vốn được thực hiện theo đúng quy trình, quy định, đảm bảo phát huy hiệu quả nguồn vốn.
Từ nguồn vốn trên, Hội ND tỉnh đã kịp thời phê duyệt và tiến hành giải ngân để triển khai thực hiện việc xây dựng và nhân rộng các mô hình, thúc đẩy sản xuất, phát triển các cây, con chủ lực theo định hướng của tỉnh.
Từ đó góp phần chuyển đổi nhận thức của hội viên, nông dân từ phương thức sản xuất quảng canh truyền thống sang phương thức thâm canh, liên kết, cùng nhau hợp tác để tập trung sản xuất theo hướng hàng hóa, gia tăng thu nhập.
Quỹ Hỗ trợ ND cấp tỉnh và huyện tăng trưởng 2,684 tỷ đồng, đạt 76,7% kế hoạch năm, nâng tổng số nguồn vốn Quỹ HTND toàn tỉnh đang quản lý đạt 35,664 tỷ đồng, qua đó giúp nông dân xây dựng được 82 dự án với 617 hội viên tham gia vay vốn phát triển sản xuất.
Để bảo toàn nguồn vốn, Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh đã phối hợp với Ban Thường vụ Hội ND cấp huyện kiểm tra mục đích sử dụng vốn của các dự án sau khi giải ngân. Đồng thời, tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất nguồn vốn do Trung ương uỷ thác, nguồn vốn ngân sách tỉnh và nguồn vốn do địa phương vận động.
Quỹ HTND các cấp trong tỉnh đã trở thành một “kênh dẫn vốn” hiệu quả, thiết thực. Nhờ đó, đã có hàng ngàn lượt hội viên, nông dân trên địa bàn được trợ giúp thêm nguồn lực để đầu tư vào sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế, vươn lên trở thành những hộ sản xuất kinh doanh giỏi; đồng thời, vận động nông dân tham gia các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác liên kết sản xuất để xây dựng chi, tổ Hội nghề nghiệp.
Các dự án khi được triển khai tại các địa phương đã có tác động lớn đối với tập quán canh tác, chăn nuôi của bà con nông dân; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Thông qua quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã dần hình thành sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ thành viên với nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm, cách làm giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hội viên, nông dân trên địa bàn; đồng thời, thu hút tạo công ăn việc làm cho các lao động nông nhàn, góp phần ổn định an ninh trật tự tại các địa phương.
Nhìn chung, hầu hết các dự án vay vốn đã được các hộ dân đầu tư sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả và mang lại giá trị kinh tế cao.
Ngoài công tác cho vay nguồn vốn, các cấp Hội cũng luôn quan tâm và tăng cường sự phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ Quỹ HTND để giúp nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ Hội các cấp.
Đồng thời, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh cũng luôn xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của nguồn vốn vay ủy thác thông qua các ngân hàng trên địa bàn, coi đây là một trong những nội dung thi đua ở tất cả các cấp.
Hàng năm, Hội ND tỉnh chỉ đạo các cấp Hội chủ động phối hợp với các ngân hàng thực hiện hiệu quả công đoạn ủy thác nhằm giúp đỡ hội viên, nông dân có thêm nguồn lực vươn lên thoát nghèo, gia tăng thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh.
Trên cơ sở đó, các cấp Hội đã tích cực phối hợp với ngân hàng CSXH tập trung ưu tiên nguồn vốn đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đầu tư phát triển sản xuất nhằm tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.
Qua các năm, số dư nợ nhận ủy thác của các cấp Hội liên tục tăng trưởng cả về khối lượng và số lượng đối với các chương trình tín dụng. Các cấp Hội tăng cường phối hợp với chi nhánh ngân hàng CSXH thực hiện các chính sách về tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Tính đến ngày 30/5/2022, tổng dư nợ ủy thác qua tổ chức Hội đạt 986,435 tỷ đồng thông qua 694 tổ vay vốn, cho 25.172 hộ vay.
Các cấp Hội cũng phối hợp với ngân hàng NNPTNT giúp nông dân vay vốn sản xuất, kinh doanh với tổng dư đạt 207,498 tỷ đồng, thông qua 187 Tổ Vay vốn với 2.491 hộ vay.
Nguồn vốn Quỹ đã giúp nâng cao quy mô sản xuất, phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn, tạo việc làm và đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khai thác tiềm năng thế mạnh từng vùng, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Để đảm bảo các dự án, mô hình triển khai đúng tiến độ và hiệu quả, công tác kiểm tra, giám sát được tỉnh Hội quan tâm và tiến hành thường xuyên.
Theo đó, Ban điều hành Quỹ HTND các cấp tổ chức kiểm tra đối với các mô hình dự án và các hộ hội viên, nông dân có tham gia vay vốn; chương trình phối hợp với các ngân hàng; công tác xây dựng phát triển nguồn vốn Quỹ.
Qua hoạt động kiểm tra, cơ bản các nguồn vốn cho vay đều được hội viên, nông dân đầu tư sử dụng đúng mục đích, đem lại hiệu quả thiết thực; các cấp Hội đã chủ động phối hợp với các ngân hàng thực hiện tốt các nội dung ký kết.
Đồng thời, thông qua đó, các cấp Hội cũng đã kịp thời nắm bắt những khó khăn trong công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn vay tại cơ sở để có hướng tháo gỡ và giải quyết giúp hội viên, nông dân yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình.
Vinh Mỹ là xã bãi ngang ven biển, thuộc vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế có tích tự nhiên 815,41 ha, trong đó diện tích đất ở là 61,51 ha; đất nông nghiệp 457,34 ha; đất phi nông nghiệp 336,15 ha và đất chưa sử dụng là 21,89 ha.
Toàn xã có 1.424 hộ, 6.025 khẩu, đời sống nhân dân tập trung chủ yếu vào các ngành nghề: kinh doanh, dịch vụ, buôn bán, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và tiểu thủ công nghiệp.
Tại địa phương, Hội ND đã vận động hội viên, nông dân xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả như: Mô hình nuôi cá chình, mô hình nuôi cá lóc đầu nhím, mô hình tôm chân trắng trên cát, mô hình trồng dưa hấu an tiêm 109, mô hình nuôi lợn gia trại, trang trại, mô hình trồng nấm, mô hình rau hữu cơ và nhiều mô hình khác của hội nông dân xã đang quản lý.
Hội đã tập trung xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế trên cơ sở vận động nông dân vào các nhóm, tổ hợp tác sản xuất trên nhiều lĩnh vực sản xuất cây trồng, vật nuôi từ đó tập hợp nông dân thành nhóm, tổ sản xuất nhằm hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong việc làm ăn.
Từ đó bà con trao đổi về kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn, kinh nghiệm quản lý tài chính, quản lý vốn; cho mượn vốn, cây con giống đối với các thành viên trong nhóm, tổ gặp khó khăn để đầu tư sản xuất; phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật cho hội viên nông dân để bổ sung nguồn kiến thức áp dụng vào sản xuất có hiệu quả.
Hội viên, nông dân xã được vay vốn Quỹ thực hiện dự án nuôi cá lóc đầu nhím thương phẩm với số tiền 400 triệu đồng/7 hộ/ giúp hội viên nông dân đầu tư vào sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập hộ gia đình. Từ đó, nhân rộng mô hình để các hộ trong và ngoài địa phương học tập về cách làm ăn có hiệu quả.
Mô hình này hình thành và phát triển được hội viên nông dân đầu tư, phát triển và nhân rộng từ 05 hộ đến nay đã hơn 35 hộ với diện tích 1,6ha; sản lượng hàng năm khoản 450- 600 tấn cung cấp cho thị trường khu vực miền trung. Giá giao động từ 40.000 đồng - 45.000 đồng/kg, nông dân thu lãi khoảng 4 tỷ/ha.
Tiêu biểu có các hộ: Ông Mai Thanh Long, Mai Thành, Hầu Văn Thành… thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Nhờ vay vốn Quỹ HTND để xây dựng mô hình cá lóc đầu nhím thương phẩm nuôi bể xi măng với quy mô từ 100m2 - 200m2 có hiệu quả kinh tế cao đã góp phần nâng cao vai trò uy tín của Hội ND các cấp trong việc vận động hội viên, nông dân và nhân dân thực hiện phát triển kinh tế.
Trong quá trình triển khai cho vay, các cấp Hội tiến hành khảo sát các hộ có nhu cầu vay vốn; ưu tiên lựa chọn các hộ có tinh thần trách nhiệm cao, có nhân lực và điều kiện để phát huy hiệu quả nguồn vốn.
Đồng thời, Hội ND tỉnh luôn chú trọng việc quan tâm và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ nông dân vay vốn sản xuất để tạo thêm nguồn lực phát triển kinh tế hộ gia đình.
Công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn đang phát huy hiệu quả tốt, đúng mục đích, nhiều hộ vay vốn vươn lên làm giàu và phấn đấu đạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của nguồn vốn Quỹ HTND, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội tập trung xây dựng và phát triển nguồn Quỹ HTND ở tất cả các cấp.
Nhìn chung, hầu hết các dự án vay vốn đã được các hộ dân đầu tư sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả và mang lại giá trị kinh tế cao.
Song song với việc phát triển các mô hình kinh tế, Hội ND xã cho hội viên vay vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, mở rộng diện tích quy mô và nâng cao chất lượng mô hình.
Với khẩu hiệu "Vận động tập hợp nông dân đi đôi với hỗ trợ nông dân", Hội đã xây dựng nhiều dự án, mô hình Quỹ HTND để hỗ trợ nông dân vốn, kỹ thuật để đầu tư vào sản xuất các mô hình có hiệu quả.
Đồng thời, hằng năm Hội phối hợp với các cơ quan chuyên môn tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi cá nước ngọt cho hội viên nông dân với hàng trăm lượt người tham gia tập huấn.
Gắn liền với việc hỗ trợ vốn vay, các cấp Hội còn xây dựng và hướng dẫn hội viên, nông dân đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi các loại con đặc sản vừa phát huy tốt các lợi thế sẵn có của địa phương, vừa gia tăng lợi nhuận cho hội viên, nông dân.
Các dự án được triển khai đều đã phát huy hiệu quả, giá trị kinh tế năm sau cao hơn năm trước, góp phần gia tăng thu nhập cho các hộ vay vốn. Song song với đó, cơ cấu lao động trên địa bàn cũng được chuyển dịch theo hướng tích cực, từng bước tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
Với những kết quả đạt được, có thể khẳng định rằng vai trò của Hội trong việc phát triển các mô hình kinh tế tại địa phương, có ý nghĩa quan trọng cả về chính trị cũng như kinh tế- xã hội.
Qua đó, góp phần củng cố tổ chức Hội, thu hút hội viên vào Hội ngày càng nhiều, củng cố niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng đất nước, giữ vững ổn định chính trị - trật tự an toàn xã hội , tham gia xây dựng nông thôn mới.
Mặc khác, thông qua việc xây dựng các mô hình kinh tế đã gắn kết các cấp Hội được gần dân, hiểu dân hơn, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, giúp bà con nông dân phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống, từng bước nâng cao vai trò vị thế của tổ chức Hội.
Đồng thời, từ các mô hình, vừa góp phần xóa đói giảm nghèo cho hội viên, nông dân lại vừa gắn với việc hướng dẫn, chuyển giao các ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới giúp gia tăng sản lượng và chất lượng của sản phẩm.
Thời gian tới, các cấp Hội tiếp tục vận động tăng trưởng nguồn vốn Quỹ HTND; tiếp tục nắm bắt sát thực nhu cầu vay vốn của hội viên và nhu cầu thị trường để xây dựng kế hoạch cho vay, thu hồi, luân chuyển vốn Quỹ hiệu quả góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống hội viên, nông dân trên địa bàn.