Đổi đời bằng vốn Quỹ
16:41 - 31/01/2018
(Quỹ HTND)- Hiện, tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) thuộc Hội ND TP.Hà Nội đạt hơn 541 tỷ đồng và là địa phương có nguồn vốn lớn nhất. Năm 2017, Quỹ HTND TP.Hà Nội tăng 33,081 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn Quỹ HTND thành phố lên 541,794 tỷ đồng. 
Nhờ được vay vốn, gia đình ông Phạm Văn Bình, xóm Thử Hòa, xã Thanh Tân (Thanh Liêm) đầu tư máy ấp trứng cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm (Ảnh: Báo Hà Nam)

Trong năm 2017, nguồn vốn Quỹ HTND đã được các cấp Hội ND thành phố giải ngân thực hiện 374 dự án cho hơn 8.000 hội viên vay phát triển sản xuất.


Huyện Mê Linh là một trong những quận, huyện của thành phố Hà Nội sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, góp phần xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người nông dân. 


Huyện Mê Linh mỗi năm có hơn 20 tỷ đồng từ nguồn Quỹ HTND  giúp nông dân vay vốn làm kinh tế. Để đạt hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn này, huyện Mê Linh đã có những cách làm rất riêng, đó là huyện tập trung ưu tiên các mô hình mới, các mô hình sản xuất an toàn.


Gia đình anh Nguyễn Văn Thời tại thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh với diện tích gần 300m2 chăn nuôi 50 lợn nái và lợn giống lấy tinh cho thu nhập hàng tháng hơn 30 triệu đồng, có được kết quả này cũng một phần nhờ nguồn vốn vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân.


Cũng được vay vốn từ Quỹ HTND, gia đình chị Nguyễn Thị Nga tại xã Phan Chu huyện Mê Linh lại dùng số tiền vay để đầu tư vào trang trại, trồng cây ăn quả, thả cá. Hiện nay vườn bưởi của chị đến vụ tết có thể bán được hơn 40 triệu đồng. 


Mô hình của anh Thời và chị Nga chỉ là hai trong số rất nhiều mô hình mang lại hiệu quả khi sử dụng nguồn vốn Quỹ của huyện Mê Linh. 


Là một tỉnh có tổng nguồn vốn so với nhiều địa phương khác chưa cao nhưng Hội Nông dân Phú Yên đã có nhiều biện pháp giúp hội viên nâng cao hiệu quả dồng vốn.


Để nguồn vốn Quỹ HTND sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương khảo sát địa bàn, cho vay đúng đối tượng, tư vấn phương án sản xuất, kinh doanh, cách quản lý, sử dụng vốn vay hiệu quả, ưu tiên những dự án thực hiện theo chương trình đột phá của tỉnh, gắn với ứng dụng công nghệ cao.


Các cấp Hội cũng tăng cường tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật; thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm, tham quan những mô hình kinh tế hiệu quả để nông dân, hội viên học hỏi lẫn nhau...


Năm 2014, bà Phan Thị Thu Thủy ở thôn Mỹ Phú 1,xã An Hiệp, huyện Tuy An được giải ngân 30 triệu đồng từ nguồn Quỹ HTND do Hội Nông dân tỉnh trực tiếp quản lý để chăn nuôi bò sinh sản.


 Bà Thủy phấn khởi cho hay sau 3 năm, bà trả hết vốn, đồng thời cũng lãi được trên 20 triệu đồng.


 Ông Huỳnh Văn Hương ở khu phố Định Thọ 1, thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa từ vốn vay Quỹ HTND, ông đầu tư sản xuất trên 10ha đất rừng Đồng Din, trong đó trồng khóm 5ha, còn lại thì trồng rừng. Mỗi năm, gia đình ông thu nhập không dưới 100 triệu đồng tiền bán khóm, nhờ đó đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  
Có thể thấy, nguồn vốn Quỹ HTND đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực, đặc biệt là đối với các mô hình phát triển kinh tế vừa và nhỏ trong tỉnh.

 
Với lãi suất thấp, tiến độ giải ngân nhanh, thủ tục đơn giản, nguồn vốn tín dụng từ Quỹ HTND Hà Nam ngày càng phát huy hiệu quả, có ý nghĩa thiết thực trong phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn, tạo việc làm, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản.


Qũy cũng tạo điều kiện để Hội nông dân các cấp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tập hợp nông dân thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế gắn với phát triển nông nghiệp tại địa phương.


Bằng hình thức cho vay vốn sản xuất thông qua các dự án, kết hợp với xây dựng các mô hình theo đối tượng cây, con, Quỹ HTND các cấp đã giúp hàng nghìn lượt hộ hội viên nông dân trong tỉnh có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.

 
Năm 2015, gia đình ông Chu Văn Nguyên, xóm 5 là một trong 10 hộ hội viên nông dân xã Đồng Hóa, Kim Bảng tham gia dự án phát triển chăn nuôi lợn và được vay 50 triệu đồng từ Quỹ HTND Trung ương. 

 
Với nguồn vốn này, gia đình ông đã đầu tư mua thêm lợn giống, tăng quy mô đàn nuôi từ vài chục con lên trên 100 con mỗi lứa. 

 
Cũng giống như gia đình ông Nguyên, từ một hộ khó khăn không có vốn đầu tư để mở rộng mô hình nuôi chim bồ câu, sáu năm trước bà Đinh Thị Hiến, xóm 10, xã Đồng Hóa, Kim Bảng được Hội Nông dân xã xét cho vay 17 triệu đồng từ nguồn Quỹ HTND xã để mua thêm con giống. 

 
Hiện, gia đình bà đã nhân đàn chim bồ câu từ trên 50 cặp lên gần 200 cặp bố mẹ, từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. 

 
Có thể khẳng định, Quỹ HTND đã thực sự góp phần hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân giảm nghèo; xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế; nâng cao quy mô sản xuất; phát triển ngành nghề, tạo việc làm, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất.


Các hộ được vay vốn trở thành những nhân tố quan trọng hăng hái đi đầu tham gia các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới ở mỗi địa phương.

Ngọc Châu
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Liên kết trong chăn nuôi dê nhốt chuồng