|
Mô hình sản xuất bánh đa nem của gia đình hội viên Nguyễn Văn Thuần ở thôn Cầu Gạo (xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, Bắc Ninh). |
Đến nay, mỗi tháng gia đình anh cung cấp cho thị trường 40 vạn bánh, trừ các chi phí anh thu lãi từ 7 - 8 triệu đồng.
Ngoài ra, để tận dụng nguyên liệu cơm gạo thừa từ làm bánh, anh còn tăng gia thêm 2 lứa lợn, mỗi lứa 10 con, bổ sung vào nguồn thu nhập của gia đình.
Ông Ngô Văn Quang ở khu Khúc Toại, phường Khúc Xuyên, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh cho biết, với số vốn 50 triệu được vay từ nguồn Quỹ HTND tỉnh trong thời gian 36 tháng thuộc dự án “phát triển đồ mộc”, ông đã đầu tư mua thêm máy móc và gỗ nguyên liệu để phát triển sản xuất.
Xưởng sản xuất của ông Quang đang tạo việc làm cho 5 lao động với thu nhập bình quân 7 triệu đồng/lao động/tháng. Mỗi năm trừ chi phí, gia đình ông thu lãi 400 triệu đồng.
Đến nay nguồn Quỹ HTND tỉnh trên 45 tỷ đồng cho gần 1.080 hộ nông dân vay để đầu tư phát triển sản xuất, góp phần giải quyết việc làm cho trên 2.300 lao động.
Gia đình ông Bùi Văn Sang, ở phường Tân An, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương từ 50 triệu đồng vay Quỹ HTND, gia đình ông đã đầu tư hệ thống tưới nước tự động để giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm được nguồn nước tưới và giảm công sức lao động. Hiện tại, với diện tích vườn lan hơn 2.500m2 đã mang lại thu nhập ổn định hàng tháng cho gia đình trên 15 triệu đồng.
Anh Phùng Thanh Còn, ở phường Thạnh Phước, TX.Tân Uyên phấn khởi cho biết, gia đình anh vay 40 triệu đồng từ Quỹ HTND để mua bò giống. Hiện đàn bò của gia đình anh đã tăng lên 15 con.
Nguồn Quỹ HTND tỉnh Bình Dương đã góp phần hình thành nhiều mô hình kinh tế tập thể ở nông thôn. Nổi bật là các mô hình trồng và chăm sóc hoa lan, cây kiểng, nuôi cá, trồng tiêu, nuôi bò, trồng và chăm sóc bưởi…
Cùng với số vốn ủy thác, hàng năm các cấp Hội đều tích cực sáng tạo trong công tác vận động phát triển nguồn vốn với nhiều hình thức, từ đó đã nâng tổng nguồn vốn Quỹ HTND toàn tỉnh đến nay lên trên 110 tỷ đồng.
Từ nguồn quỹ này, các cấp Hội đã xét cho trên 4.000 lượt hộ vay phát triển sản xuất; thực hiện 269 dự án sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ…, giúp nông dân cải thiện và nâng cao đời sống; thu nhập từ nông nghiệp tăng; số hộ khá giàu tăng, nhiều hộ nông dân trở thành chủ trang trại.
Hiện, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh An Giang đang quản lý, sử dụng khá hiệu quả nguồn Quỹ HTND, tạo điều kiện cho hội viên phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
Năm 2017, Quỹ HTND tỉnh tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ với số tiền hơn 6 tỷ đồng, nâng tổng quỹ HTND toàn tỉnh lên hơn 19,7 tỷ đồng.
Đến tháng 10-2017, Quỹ HTND tỉnh đã đầu tư 24 dự án cho 138 tổ, nhóm hộ vay vốn cùng ngành nghề sản xuất. Trong đó, lĩnh vực trồng trọt có 104 mô hình, chăn nuôi 39 mô hình và thủy sản 19 mô hình.
Một số mô hình vay vốn mang lại hiệu quả cao và được nhân rộng, như: Trồng xoài theo chuẩn VietGap tại Bình Phước Xuân (Chợ Mới), mô hình cây ăn trái theo hướng an toàn ở Định Thành (Thoại Sơn), mô hình bưởi da xanh ruột đỏ ở Khánh Hòa (Châu Phú) cùng một số mô hình chăn nuôi bò, dê theo tổ hợp tác và trồng rau an toàn ở nhiều địa phương.
Có thể nói, Quỹ HTND đã phần nào đáp ứng nhu cầu về vốn của nông dân, từ đó thúc đẩy nông dân đầu tư, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
Nhờ nguồn vốn Quỹ, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi sản xuất, thực hiện nhiều mô hình mới, sản xuất theo xu hướng liên kết, mở rộng sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ. Do đó, Quỹ HTND đã và đang phát huy giá trị tích cực trong thay đổi phương pháp sản xuất ở nông thôn.