2. Cho con thời gian rảnh
Nhiều cha mẹ muốn con thành công đến mức ép có mặt tại rất nhiều lớp học thêm. Trong khi đó, con có thể tham gia các lớp học đàn, múa, võ..., những thứ chúng thực sự thích và tốt cho sự phát triển, giải tỏa căng thẳng.
Cũng như người lớn, trẻ em cần dành thời gian nghỉ ngơi. Bắt con bận bịu cả ngày và làm những việc không muốn chỉ khiến con cảm thấy quá tải và có thể có hành vi chống đối.
3. Cho con học thêm ngoại ngữ
Nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ học thêm ngôn ngữ thứ hai thích nghi nhanh hơn với sự thay đổi, có trí nhớ tốt hơn và dễ nắm bắt ngôn ngữ.
Nó cũng giúp trẻ trong quá trình giao tiếp với người nước ngoài, tăng khả năng cạnh tranh trong công việc.
Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Rotman ở Canada cho biết thêm việc biết hai ngôn ngữ giúp trí não trì hoãn sự phát triển của bệnh Alzheimer.
4. Cho con học bơi lội
Cũng như các hoạt động thể chất khác, bơi lội giúp con bạn có cuộc sống lành mạnh hơn.
Ngoài ra, nó còn là kỹ năng giúp đứa trẻ sinh tồn trong tình huống khắc nghiệt hoặc mở ra cơ hội cho những trải nghiệm khác biệt. Hoạt động này cũng giúp tăng cường sức mạnh tay chân và phát triển khả năng phối hợp.
Một nghiên cứu bởi trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia (Mỹ) cho hay, bơi lội giúp não khỏe mạnh hơn.
5. Khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến riêng
Trong một gia đình ở Hà Lan, tất cả mọi người kể cả những người trẻ nhất đều có tiếng nói riêng. Và mặc dù việc cố gắng thương lượng với một đứa trẻ 3 tuổi có thể khá mệt mỏi nhưng các bà mẹ Hà Lan tin rằng việc này sẽ dạy những đứa trẻ sẵn sàng nói lên tiếng nói riêng và thể hiện những gì chúng muốn một rõ ràng nhất.
Cha mẹ Hà Lan cũng luôn cố gắng đưa ra các quy tắc ứng xứ với con cái. Ví dụ, nếu bạn thường xuyên phải vật lộn với việc con trẻ dành quá nhiều thời gian xem TV, bạn có thể nói chuyện để con chọn khoảng thời gian giới hạn mỗi ngày cho việc xem TV hay chơi điện thoại.
6. Cho con dọn dẹp
Trật tự và vệ sinh là hai điều không thể thiếu trong cuộc sống con người. Ngoài việc mang lại cuộc sống lành mạnh, lau chùi, dọn dẹp còn giúp quá trình hoạt động tinh thần có cấu trúc và tổ chức hơn. Ở Nhật Bản, trực nhật trường, lớp là một phần của giáo dục.
7. Dạy con truyền đạt cảm xúc
Không phải lúc nào chúng ta cũng hạnh phúc. Một số tình huống tạo ra những cảm xúc khó chịu mà con người buộc phải đối mặt. Hãy dạy con bạn ngay từ khi còn nhỏ cách xác định cảm xúc này, chấp nhận và đối mặt.
Trí tuệ cảm xúc sẽ cho phép con bạn đưa ra quyết định và phản ứng thích hợp trong các tình huống phức tạp.
8. Tạo ra những kỷ niệm hạnh phúc cho con
Những ký ức đẹp khi còn nhỏ sẽ giúp một đứa trẻ biết cách phản ứng với những sự kiện tương tự sau này. Nhiều nghiên cứu chỉ ra những đứa trẻ có nhiều ký ức hạnh phúc sẽ lớn lên khỏe mạnh, hài lòng với cuộc sống vì có cái nhìn tích cực và kỹ năng giải quyết căng thẳng tốt hơn.
Những đứa trẻ này ít có khả năng bị trầm cảm và có xu hướng xây dựng mối quan hệ lành mạnh hơn với mọi người.
9. Ưu tiên nỗ lực hơn kết quả
Đôi khi trong cuộc sống, mọi thứ không đi theo kế hoạch dù chúng ta đã cố gắng rất nhiều. Nếu con không may gặp phải điều này, cha mẹ hay ghi nhận nỗ lực của con thay vì chỉ nhìn vào kết quả.
Trước khi muốn con đủ mạnh mẽ để vượt qua thất bại, cha mẹ cần giúp con thấy nỗ lực đã bỏ ra được trân trọng và ghi nhận.