Từ nguồn vốn Quỹ HTND, các hộ nông dân đầu tư sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao
Các dự án vay vốn Quỹ đã thực hiện đúng kế hoạch đề ra, hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, nộp phí đúng hạn, kết thúc dự án, các hộ vay vốn trả đầy đủ gốc đúng hạn. Hội ND các cấp luôn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng đồng vốn, xác định mô hình điểm để nhân rộng, nhằm tạo điều kiện cho nhiều dự án khác được vay vốn phát triển sản xuất.
Qua nhiều năm triển khai, Quỹ HTND trở thành nguồn lực thiết thực, giúp nhà nông, nhất là những nông dân có ý chí làm giàu nhưng thiếu vốn. Coi trọng phương châm "Vận động đi đôi với hỗ trợ nông dân", nhờ vậy, Quỹ HTND các cấp đã phát huy hiệu quả vốn vay.
Đến nay, nguồn vốn Quỹ HTND được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, góp phần tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn đầu tư sản xuất, giúp hội viên, nông dân yên tâm phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng.Hội ND tỉnh chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động hướng về cơ sở, tích cực nắm bắt tâm tư, nguyện vọng nông dân nhằm khẳng định vai trò trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ nông dân.
Để phát huy hiệu quả nguồn vốn Quỹ HTND, các cấp Hội đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, qua đó giúp cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn hiểu rõ hơn mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển nguồn vốn. Từ đó tạo sự đồng thuận trong việc đóng góp xây dựng Quỹ.
Trong quá trình bình xét cho vay, các cấp Hội tiến hành khảo sát các hộ có nhu cầu tham gia vay vốn, trong đó ưu tiên lựa chọn các hộ có tinh thần trách nhiệm cao trong việc sử dụng nguồn vốn, có nhân lực và các điều kiện khác để phát huy nguồn vốn.
Hội còn liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp hỗ trợ nông dân về kiến thức, kỹ thuật, giống và vật tư nông nghiệp, tổ chức cho hội viên tham quan các mô hình điểm để giúp nông dân phát triển sản xuất đạt hiệu quả cao.
Để phát huy hiệu quả nguồn vốn, Hội ND các cấp trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động, giúp cán bộ, hội viên nông dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển và sử dụng đúng nguồn quỹ.
Trong quá trình bình xét cho vay, Hội tiến hành khảo sát các hộ có nhu cầu tham gia vay vốn, trong đó ưu tiên lựa chọn các hộ có tinh thần trách nhiệm cao trong việc sử dụng nguồn vốn, có nhân lực và các điều kiện khác để phát huy hiệu quả.
Ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh công bố các quyết định về tổ chức, bộ máy Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh về Hội đồng quản lý, Ban Điều hành, Ban Kiểm soát Quỹ Hỗ trợ nông dân (theo Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ); Sơ kết, đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2020-2024, năm 2024; triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2025-2030, năm 2025. Tham mưu Tờ trình gửi UBND tỉnh về việc đề nghị cấp vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Sóc Trăng năm 2025.
Trong quý I năm 2025, có 04 đơn vị đã trình Đề án thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp là thị xã Vĩnh Châu, Long Phú, Kế Sách, Mỹ Tú. Tiếp tục hướng dẫn Hội Nông dân cấp huyện thông qua Hội đồng nhân dân về Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân cấp mình, đồng thời hướng dẫn xây dựng Điều lệ tổ chức hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân theo quy định.
Hiện nay, nguồn vốn Quỹ HTND các cấp quản lý là 72.062.558.000 đồng. Trong đó: Trung ương Hội uỷ thác là 10.514.880.000 đồng; UBND tỉnh chuyển ngân sách 21.500.000.000 đồng, nguồn vận động 63.213.000 đồng; UBND cấp huyện chuyển ngân sách 17.920.000.000 đồng; nguồn vốn cấp xã, phường, thị trấn là 22.064.465.000 đồng, đã thực hiện giải ngân cho 1.926 hộ vay thông qua các dự án để phát triển kinh tế hộ gia đình.
Đến ngày 28/02/2025, dư nợ ủy thác Hội Nông dân tỉnh quản lý 1.537.762 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn 40.759 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 2,65%; nợ khoanh 63.900 triệu, chiếm 4,16% dư nợ. Có 837 tổ TK&VV đang hoạt động với 42.506 hộ vay. Tổ xếp loại tốt 361 tổ chiếm tỷ lệ 43,1%; Tổ xếp loại khá 162 tổ chiếm tỷ lệ 19,4%; Tổ xếp loại trung bình 244 tổ chiếm tỷ lệ 29,2%; Tổ xếp loại yếu 70 tổ chiếm tỷ lệ 8,4%.
Hội Nông dân tỉnh phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội (chi nhánh Sóc Trăng) tổ chức tổng kết hoạt động ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2024, tại hội nghị tổng kết lãnh đạo hai ngành đã đánh giá nguồn vốn chính sách đã góp phần tích cực trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, đồng thời tham gia xử lý nợ quá hạn, nợ tồn đọng. Tại hội nghị Hội Nông dân tỉnh đã tặng bằng khen cho 13 tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động ủy thác; lãnh đạo Ngân hàng CSXH, tặng thưởng cho 05 đơn vị huy động gửi tiết kiệm tốt và 01 đơn vị xuất sắc có chất lượng hoạt động tốt.
Tiếp tục triển khai Kế hoạch phối hợp số 63-KHPH/HNDT-ARIBANK, ngày 17/6/2024 giữa Hội Nông dân - Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng về việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, ngày 09/6/2015 của Chính phủ, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 09/9/2018 của Chính phủ đến Hội Nông dân các cấp.
Nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong quý I năm 2025, các cấp Hội đã phối hợp với ngân hàng Kiên Long bank chi nhánh Sóc Trăng ký giải ngân 45 hộ, số tiền 3 tỷ 560 triệu đồng.
Từ nguồn vốn Quỹ HTND, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao.Nguồn vốn được thẩm định cho vay bám sát quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung của tỉnh, các hộ nông dân được vay vốn chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và trồng cây công nghiệp.
Hoạt động Quỹ HTND đã có những tác động tích cực đối với kinh tế xã hội ở nông thôn, góp phần giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tham gia chuyển dịch cơ cấu ngành nghề ở nông thôn, cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng được các mô hình sản xuất cho thu nhập cao, nông sản có chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần thực hiện thành công chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
100% các dự án vay vốn đều phải là mô hình liên kết, gắn với thành lập các chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp, các Câu lạc bộ nông dân theo ngành nghề; áp dụng KHKT, công nghệ mới trong sản xuất. Bên cạnh đó Hội đã chỉ đạo xây dựng các mô hình, dự án mang lại hiệu quả, có sức lan tỏa và nhân rộng, mở rộng quy mô liên kết, hợp tác sản xuất; nâng cao chất lượng, số lượng hàng hóa đáp ứng theo nhu cầu thị trường, tham gia xây dựng nông thôn mới.
Tại địa phương, phong trào thi đua SXKD giỏi trở thành động lực, phát huy trí tuệ của nông dân vào công cuộc hiện đại hóa nông thôn với nhiều mô hình hiệu quả, tiêu biểu. Thông qua hoạt động SXKD của các HTX đã tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế tập thể, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các thành viên và cộng đồng dân cư.