image banner
Nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ vốn cho hội viên, nông dân
Lượt xem: 9
(Quỹ HTND) - Thời qian qua, Hội ND các cấp trên địa bàn Tp Đà Nẵng tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong hoạt động hỗ trợ vốn cho hội viên nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng thu nhập, ổn định đời sống, đóng góp tích cực vào phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương.
Anh-tin-bai

Các dự án vay vốn từ Quỹ HTND đã tạo điều kiện nguồn lực cho các hộ mở rộng quy mô, xây dựng các mô hình kinh tế theo hướng liên doanh, liên kết, góp phần hình thành các tổ, nhóm liên kết trong sản xuất kinh doanh

 

Ngay từ đầu năm, các cấp Hội Nông dân đã tăng cường công tác tuyên truyền về nội dung, mục đích, ý nghĩa, vai trò, kết quả tích cực của Quỹ HTND trên các phương tiện thông tin đại chúng tới các cấp, các ngành, các tổ chức, cán bộ, hội viên nông dân và các tầng lớp nhân dân hiểu, đồng thuận, tạo điều kiện ủng hộ xây dựng, phát triển Quỹ HTND.

 

Ban Thường vụ Hội Nông dân thành phố đã tăng cường chỉ đạo hoạt động của Quỹ HTND thành phố, tập trung đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ vốn cho hội viên, nông dân.

 

Đồng thời, chỉ đạo Hội các cấp và Quỹ HTND thành phố khẩn triển khai các nội dung thực hiện Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ HTND.

 

Đồng thời, tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 37/2023/NĐ-CP của Chính phủ đến Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ, Cơ quan Điều hành Quỹ và HND cấp quận huyện, xã phường; chỉ đạo Quỹ HTND thành phố xây dựng nội dung Đề án kiện toàn tổ và hoạt động Quỹ HTND thành phố. Hiện nay, dự thảo Đề án đã trình UBND cho ý kiến để trình HĐND thành phố thông qua.

 

Nhờ đó, công tác phát triển nguồn vốn năm 2024 đạt được những kết quả nhất định với mức tăng trưởng nguồn vốn toàn thành phố đạt 3.301,643 triệu đồng (thành phố: 2.046,57 triệu đồng; quận, huyện: 1.255,073 triệu đồng) nâng tổng nguồn vốn thành phố đạt 56.380,507 triệu đồng.

 

Năm 2024, Quỹ HTND các cấp đã giải ngân được 17.126,5 triệu đồng cho 113 dự án với 471 hộ vay (thành phố: 14.580 triệu đồng cho 52 dự án, 335 hộ vay; quận, huyện: 2.546,5 triệu đồng cho 61 dự án, 136 hộ vay).

 

Tổng dư nợ hiện nay là 52.014,864 triệu đồng với 348 dự án, 1.654 hộ vay (thành phố: 196 dự án, 1.340 hộ vay với số tiền 43.859,764 triệu đồng; quận, huyện: 152 dự án, 314 hộ vay với số tiền 8.155,1 triệu đồng).

 

Nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn, trước khi triển khai các dự án, các cấp Hội nông dân đã tiến hành khảo sát địa bàn, tư vấn và hướng dẫn người vay lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh phù hợp. Đồng thời, các dự án được xây dựng đi đôi với việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.

 

Nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng này, nguồn vốn hỗ trợ đã phát huy hiệu quả kinh tế rõ rệt. Nguồn vốn giải ngân không chỉ thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho các hộ nông dân, tạo động lực phát triển bền vững ở nông thôn. Nhiều mô hình vay vốn đạt hiệu quả cao, giúp các hộ dân tăng thu nhập bình quân từ 50 triệu đến 300 triệu đồng/hộ/năm.

 

Điển hình như mô hình trồng hoa cây cảnh trên địa bàn phường Hòa Thọ Tây, Hòa Xuân (Quận Cẩm Lệ), phường Hòa Cường Nam, Hòa Cường Bắc (Quận Hải Châu), xã Hòa Châu (Quận Hòa Vang); mô hình sản xuất nấm, nuôi ốc bươu, nuôi cá nước ngọt, chăn nuôi an toàn sinh học ở huyện Hòa Vang; sản xuất rau, củ quả trong nhà màng, sản xuất rau mầm, sản xuất bún tươi, chế biến và kinh doanh hạt ngũ cốc ở quận Cẩm Lệ; mô hình nghề làm bánh truyền thống ở quận Hải Châu, mô hình sản xuất chả cá, chả bò, gia công may mặc ở quận Thanh Khê…

 

Quỹ HTND đã góp phần tích cực trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, thu hút đông đảo nông dân tham gia vào tổ chức Hội, phát huy vai trò của tổ chức Hội trong phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp.

 

Đồng thời, lồng ghép các hoạt động của Quỹ HTND với các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn; hỗ trợ các hộ vay xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và các dự án phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện phát triển của từng địa phương.

 

Năm 2024, toàn thành phố có 14.529 hộ nông dân đăng ký phấn dấu đạt danh hiệu nông dân SXKDG các cấp và đã có 6.888 hộ nông dân đạt danh hiệu nông dân SXKDG các cấp, cụ thể: Cấp sở sở có 4.587 hộ nông dân; cấp huyện có 1840 hộ nông dân và cấp thành phố có 418 hộ nông dân được công nhận.

 

Nhiều hộ sản xuất kinh doanh giỏi đã tích cực hỗ trợ các hộ nghèo vươn lên bằng nhiều hình thức. Các nguồn vốn qua kênh Hội đã hỗ trợ giúp cho hội viên phát triển sản xuất đầu tư vào mô hình sản xuất kinh doanh gắn với quy hoạch góp phần xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành tổ, nhóm sản xuất trong nông thôn.

 

Hội Nông dân thành phố nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình, dự án vay vốn; tập trung vốn cho các tổ Hội nghề nghiệp, Tổ hợp tác, Hợp tác xã hoạt động hiệu quả, các mô hình vừa sản xuất, kinh doanh kết hợp với du lịch, sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và tiêu thụ nông sản.

 

Các cấp Hội thường xuyên tổ chức kiểm tra, theo dõi quá trình sử dụng nguồn vốn của hội viên để giúp hội viên sử dụng vốn hiệu quả, đúng mục đích…Qua đó, tạo điểm tựa vững chắc cho các hội viên nông dân có thêm nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững. Để có nguồn vốn cho hội viên vay phát triển kinh tế, hằng năm, Hội ND các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các nhà hảo tâm, hộ có kinh tế khá quyên góp, ủng hộ Quỹ. Quỹ HTND được coi là “bà đỡ” giúp hội viên, nông dân có vốn sản xuất, kinh doanh.

 

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân, Hội ND tỉnh còn chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật cho các hộ tham gia dự án, hỗ trợ nông dân; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đôn đốc Hội ND các  cơ sở thực hiện công khai, dân chủ các khâu lập dự án, thẩm định, cho vay.

 

Đồng thời xây dựng các dự án mới từ nguồn phân bổ và nguồn vốn quay vòng; chủ động đẩy mạnh việc tuyên truyền hội viên, nông dân, các tổ chức, cá nhân về mục đích, ý nghĩa hoạt động của Qũy HTND, tranh thủ nguồn ngân sách của địa phương để vận động tăng trưởng, phát triển nguồn vốn Quỹ đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.

 

 Ngoài ra, Hội Nông dân thành phố đã phối hợp với các Ban thuộc Trung ương Hội, Sở, ban, ngành thành phố trong công tác chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân ứng dụng vào sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm công lao động, đáp ứng được các yêu cầu về sản phẩm nông nghiệp an toàn, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác.

 

 Từ việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, hội viên nông dân đã phát huy vai trò làm chủ sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ, tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp công nghệ cao.

 

Đồng thời, các cấp Hội còn tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên tích cực ứng dụng nền tảng công nghệ số trong việc quảng bá, hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, góp phần thực hiện Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Chính phủ; thường xuyên cung cấp các thông tin chính thống về thị trường nông sản, tư vấn cho hội viên, nông dân về giá cả nông sản, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất, các sản phẩm công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp; thúc đẩy phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phối; phối hợp với các sở, ban, ngành tại địa phương kết nối, quảng bá, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, tổ chức sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

 

Quá trình thực hiện các dự án, Ban Điều hành Quỹ HTND các cấp trực tiếp thẩm định, giải ngân nguồn vốn. Các dự án được thực hiện đúng, đầy đủ từng khâu, đầu tư đúng hướng, phát huy hiệu quả nguồn vốn.

 

Qua đánh giá, việc triển khai các dự án vay vốn Quỹ HTND được thực hiện đúng quy định, đầu tư đúng đối tượng, đúng mục đích. 

 

Các dự án vay vốn từ Quỹ HTND đã tạo điều kiện nguồn lực cho các hộ mở rộng quy mô, xây dựng các mô hình kinh tế theo hướng liên doanh, liên kết, góp phần hình thành các tổ, nhóm liên kết trong sản xuất kinh doanh là tiền đề để phát triển các Tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất.

 

Nguồn vốn vay từ Quỹ HTND không nhiều nhưng rất ý nghĩa, nhất là với các hội viên khó khăn có thể xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả. Quá trình lựa chọn, xây dựng dự án, Hội ND các cấp quan tâm định hướng người dân thực hiện các dự án sản xuất cây trồng, vật nuôi hoặc ngành nghề phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

 

Phương thức cho vay đổi mới từ vay theo chi, tổ Hội nông dân chuyển sang vay theo dự án gắn với mô hình tổ liên kết, hợp tác, tổ Hội Nghề nghiệp, hợp tác xã.

 

Bên cạnh đó, Hội Nông dân thành phố đã tập trung chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của hội viên, nông dân về vai trò kinh tế tập thể, thường xuyên phối hợp hướng dẫn, hỗ trợ nông dân liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, hình thành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, hướng dẫn nông dân tổ chức sản xuất theo quy trình kỹ thuật, bảo vệ lợi ích cho nông dân, gắn xây dựng mô hình kinh tế tập thể với xây dựng chi, tổ Hội nghề nghiệp.

 

Hội đã hướng dẫn, hỗ trợ thành lập được 50 tổ Hội nghề nghiệp nâng tổng số tổ Hội Nghề nghiệp lên 168 tổ Hội; 24 chi Hội nghề nghiệp nâng tổng số chi Hội Nghề nghiệp lên 61 chi Hội; thành lập mới 23 Tổ hợp tác và 05 Hợp tác xã đó là: HTX Nông sản sạch thuộc quận Thanh Khê; HTX GREENMK và HTX Ứng dụng Công nghệ “ Tiên Sa” thuộc quận Cẩm Lệ; HTX Sơn Trọng Tín, HTX Vận tải nông sản Hòa Tiến thuộc huyện Hòa Vang với tổng số 1386 hội viên nông dân tham gia THT, HTX.

 

Ngoài ra, Hội tiếp tục thực hiện Văn bản thỏa thuận số 11789/VBTT-NHCS-HPN-HND-HCCB-ĐTN ngày 28/12/2021 về việc thực hiện ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác và Công văn số 85-CV/HNDTW của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác năm 2024.

 

 Ban Thường vụ Hội Nông dân thành phố tiếp tục chỉ đạo Hội các cấp phối hợp thực hiện tốt các nhiệm vụ nhận ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố. Tổng dư nợ nhận ủy thác từ ngân hàng CSXH đến nay đạt 1.109,12 tỷ đồng, 414 Tổ Tiết kiệm & Vay vốn với 18.789 hộ vay.

 

 Trong đó, huy động vốn thông qua Tổ Tiết kiệm & Vay vốn đạt hơn 57 tỷ đồng, với 414 Tổ, tỷ lệ các hộ tham gia tiết kiệm đạt 98,94%; chất lượng Tổ Tiết kiệm & Vay vốn tính đến nay có 401 Tổ xếp loại tốt, 12 Tổ loại khá, 01 Tổ xếp loại trung bình; tỷ lệ thu lãi, thu tiết kiệm hàng tháng của các tổ duy trì đều và khá tốt, việc tham gia trực giao ban được duy trì thường xuyên, liên tục; chất lượng hoạt động ủy thác ngày càng được đánh giá cao.

 

Thời gian tới, các cấp Hội tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp tín dụng, hỗ trợ vốn cho nông dân; thường xuyên nghiên cứu, rà soát các nội dung cần thay đổi, sửa đổi, bổ sung tại đơn vị đảm bảo tuân thủ Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ và các quy định khác của pháp luật có liên quan nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Quỹ, hướng dẫn cho nông dân về xây dựng dự án đầu tư theo định hướng phát triển nông nghiệp của thành phố; tạo điều kiện giúp đỡ hộ hội viên nông dân tiếp nhận, sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả và mở rộng quy mô sản xuất, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, gắn kết với dạy nghề cho nông dân nhằm xây dựng các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả.

Hòa Xuân
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1