image banner
Nhiều hộ có thu nhập khá từ các mô hình vay vốn Quỹ HTND
Lượt xem: 1
(Quỹ HTND)- Những năm qua, Quỹ HTND các cấp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thực hiện tốt việc hỗ trợ nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, giúp nông dân có điều kiện xây dựng những mô hình phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Anh-tin-bai

Qua nguồn vốn vay Quỹ HTND, các cấp Hội đã vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tại chỗ; tăng cường mối liên kết giúp nông dân tham gia liên kết hợp tác trong sản xuất

 

 

Bên cạnh đó, Hội ND tỉnh cũng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn của hội viên, nông dân. Qua kiểm tra cho thấy hội viên vay vốn đúng mục đích theo hướng dẫn của Hội cấp trên; việc đôn đốc thu hồi nợ đến hạn đảm bảo theo quy định…

 

Việc triển khai tốt các dự án vay vốn Quỹ HTND và các ngân hàng đã tạo điều kiện cho hội viên mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế hộ, xây dựng nhiều mô hình kinh doanh liên kết trong sản xuất và tiêu thụ.

 

Các cấp Hội tiếp tục tuyên truyền, vận động các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn đóng góp xây dựng Quỹ HTND nhằm hỗ trợ hội viên nông dân nghèo thoát nghèo bền vững, từng bước nâng cao thu nhập; triển khai thực hiện các mô hình dự án phát triển kinh tế, ứng dụng tiến bộ KHKT gắn với xây dựng chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp sản xuất theo hướng liên kết hợp tác.

 

Tính đến nay, trên địa bàn có 2.026 hộ vay với số tiền gần 74 tỷ đồng thực hiện 258 dự án. Trong đó, nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh cho vay số tiền 17,755 tỷ đồng cho 472 hộ vay, thực hiện 53 dự án (45 dự án trồng trọt (chiếm 85%), 08 dự án chăn nuôi (chiếm 15%), với mức vay tối đa 50 triệu đồng/hộ, thời gian vay từ 24 tháng đến 36 tháng.

 

Thông qua nguồn vốn vay, các cấp Hội đã vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tại chỗ; tăng cường mối liên kết giúp nông dân tham gia liên kết hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hoá.

 

Tại các cơ sở Hội, nơi có mô hình vay nguồn vốn Quỹ HTND trong những năm qua đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động ở nông thôn, góp phần thực hiện thành công chủ trương giảm nghèo bền vững

 

Quỹ HTND tỉnh đã cho 738 hộ vay số tiền hơn 29 tỷ đồng thực hiện 99 dự án phát triển sản xuất. Trong đó, nguồn vốn Trung ương Hội giải ngân gần 6 tỷ đồng cho 126 hộ vay thực hiện 10 dự án.

 

Trong khi đó, nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh giải ngân 6,3 tỷ đồng cho 19 dự án với 149 hộ vay phát triển sản xuất kinh doanh. Lâm Đồng là một tỉnh Tây Nguyên, với lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng, nông nghiệp đã trở thành ngành kinh tế chủ lực, là trụ đỡ, là động lực tăng trưởng cho phát triển kinh tế, xã hội.

 

Hiện nay, Lâm Đồng cũng đang định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, theo hướng an toàn, hữu cơ, công nghệ cao, chất lượng cao là yếu tố hấp dẫn thu hút hợp tác, liên doanh, phát triển chuỗi liên kết.

 

Theo đó, các dự án liên quan đến Quỹ HTND của tỉnh được triển khai tại các địa phương đều phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và thế mạnh của từng vùng. Từ đó, việc lựa chọn địa điểm thực hiện dự án có tính chất định hướng, hộ vay vốn sử dụng vốn hiệu quả, dự án đầu tư đem lại lợi nhuận.

 

Nhìn chung, qua triển khai thực hiện các dự án, các hộ dân đã có thêm nguồn lực để đầu tư phát triển và từng bước ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, từ đó góp phần phát triển kinh tế của địa phương.

 

Tại tỉnh, nhiều dự án trồng trọt, chăn nuôi của người dân trên địa bàn tỉnh đã phát huy hiệu quả và mang lại thu nhập cao, ổn định. Điển hình là các dự án vay vốn Quỹ HTND trồng dâu nuôi tằm, trồng sầu riêng...Ở Lâm Đồng, có nhiều dự án đã và đang mang lại hiệu quả cao nhờ vay được thêm vốn từ Quỹ HTND.

 

Có thể kể đến như dự án trồng dâu nuôi tằm tại xã Mỹ Đức (huyện Đạ Huoai). Dự án được phân bổ số tiền 300 triệu đồng/10 hộ vay từ nguồn Quỹ HTND. Theo đó, các hộ dân được vay vốn có diện tích nhà nuôi tằm bình quân 100m2, diện tích dâu mỗi hộ có từ 0,5 ha đến 1 ha.

 

Từ đó, dự án giúp các hộ nuôi tằm có thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng mỗi tháng. Dự án có hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương, có tính bền vững và thiết thực.

 

Ngoài dự án trên, còn có dự án chăn nuôi bò sinh sản tại thị trấn D’Ran, huyện Đơn Dương; dự án trồng dâu nuôi tằm tại xã Đạ Kho, huyện Đạ Huoai; Dự án chăn nuôi vỗ béo bò thịt tại xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng; dự án trồng rau sạch và trồng cây atisô tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương số tiền 1 tỷ đồng/20 hộ vay cũng đang phát huy hiệu quả cao nhờ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh.

 

Hay dự án sản xuất rau, quả công nghệ cao tại thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh với số tiền là 400 triệu đồng/10 hộ cùng với vốn đối ứng của hộ cũng đã mang lại hiệu quả cao.

 

Từ nguồn vốn trên, các hộ đã xây dựng được nhà lưới, sản xuất các loại rau, quả như cà chua, ớt tây, ớt sừng theo hướng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm đảm chất lượng, tăng sản lượng nông sản, mang lại thu nhập ổn định với mức bình quân 15-20 triệu đồng/ hộ/tháng.

 

Dự án góp phần bảo vệ môi trường do hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, tăng được số vòng quay thời vụ cho rau ăn lá từ 5 vụ/năm lên 10 vụ/năm.

 

Nhiều hội viên, nông dân trên địa bàn đã được tiếp cận vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân để xây dựng, nhân rộng mô hình phát triển kinh tế theo hướng liên kết, thành lập các tổ hợp tác.

 

Từ đó, giúp các hội viên nông dân học hỏi được kinh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, đảm bảo đầu ra trên thị trường, giúp người dân cải thiện thu nhập, phát triển kinh tế. Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh đã hướng dẫn các cấp Hội xây dựng kế hoạch, lập dự án để tiếp tục quay vòng vốn cho vay chu kỳ mới theo đúng quy định của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ HTND, quy trình cho vay vốn do Ban Điều hành Quỹ HTND Trung ương hướng dẫn. Do đó, nguồn vốn luôn được đảm bảo, không có tình trạng xâm tiêu.

 

Qua nhiều năm triển khai, Quỹ HTND trở thành nguồn lực thiết thực, giúp nhà nông, nhất là những nông dân có ý chí làm giàu nhưng thiếu vốn. Coi trọng phương châm "Vận động đi đôi với hỗ trợ nông dân", nhờ vậy, Quỹ HTND các cấp đã phát huy hiệu quả vốn vay.

 

Tại địa phương, các dự án được triển khai đúng quy trình cho vay; công tác khảo sát và lựa chọn phát triển mô hình được các cấp Hội đặc biệt quan tâm, chọn mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao, phát huy được thế mạnh của vùng.

 

Hoạt động Quỹ HTND đã có những tác động tích cực đối với kinh tế xã hội ở nông thôn, góp phần giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tham gia chuyển dịch cơ cấu ngành nghề ở nông thôn, cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng được các mô hình sản xuất cho thu nhập cao, nông sản có chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần thực hiện thành công chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

 

Nhiều hội viên được tiếp cận nguồn vốn cho vay đã phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Nguồn vốn Quỹ HTND đã và đang tạo "đòn bẩy" giúp nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh có thêm nguồn vốn đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng mô hình kinh tế mới, vươn lên làm giàu.

 

Ngoài ra, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh còn phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hội viên nông dân; cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, phân bón trả chậm không tính lãi.

 

 Quỹ HTND là một trong những nguồn tín dụng quan trọng, trợ giúp nông dân tỉnh phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập.

 

Thông qua nguồn vốn này, các địa phương đã hình thành những tổ hợp tác, nhóm hộ liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

 

Cùng với ưu tiên hỗ trợ vốn cho các dự án, Quỹ HTND các cấp còn tạo điều kiện để hội viên, nông dân có cơ hội tập huấn khoa học kỹ thuật, kiến thức quản lý, kinh doanh.

 

Trong quá trình bình xét cho vay, Hội phối hợp với chính quyền địa phương khảo sát các hộ có nhu cầu, trong đó ưu tiên lựa chọn những hộ có tinh thần trách nhiệm cao trong việc sử dụng vốn, có nhân lực và các điều kiện khác để phát huy nguồn vốn.

 

Từ nguồn vốn Quỹ HTND, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Trên địa bàn tỉnh, nhiều dự án sau khi triển khai đã xây dựng được các mô hình tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân từ phương thức sản xuất nhỏ lẻ sang liên kết nhóm, đầu tư thâm canh, tăng năng suất, từng bước giải quyết đầu ra cho sản phẩm, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Với sự đồng hành, hỗ trợ của các cấp Hội Nông dân, nông dân đã sôi nổi thi đua sản xuất kinh doanh giỏi.

 

Đặc biệt, nhiều nông dân giỏi đã trở thành hạt nhân có uy tín trong cộng đồng cư dân nông thôn, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới và các phong trào xã hội ở địa phương.

 

Hội ND tỉnh tổ chức tốt các phong trào nông dân mang lại hiệu quả thiết thực. Đặc biệt, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã trở thành thương hiệu của Hội.

 

Đồng thời, các cấp Hội ND trong tỉnh còn tập trung nguồn lực hỗ trợ xây dựng thành công các mô hình nông dân phát triển kinh tế, làm giàu và giảm nghèo bền vững; đưa việc xây dựng và nhân rộng mô hình phát triển kinh tế, làm giàu và giảm nghèo bền vững ở nông thôn.

 

Các cấp Hội trong tỉnh tiếp tục ký nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH cho hội viên, nông dân vay vốn. Hiện nay, tổng dư nợ ủy thác cho vay qua Hội Nông dân tỉnh đạt 1.889.078,93 triệu đồng với 775 tổ TK&VV và 31.487 hộ dư nợ.

 

 Hội phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT cho nông dân vay vốn, với tổng số dư nợ là 1.587.400 triệu đồng qua 414 tổ VV và 8.891 hộ.

 

 Ngoài ra, Hội ND tỉnh cũng tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý Quỹ HTND các cấp có trình độ, năng lực chuyên môn tốt đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ, góp phần đẩy mạnh hoạt động của hội và phong trào nông dân.

 

  Bên cạnh đó, Hội ND tỉnh tích cực hướng dẫn, hỗ trợ hội viên nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể. Thực tế, trên địa bàn tỉnh, nhiều dự án sau khi triển khai đã xây dựng được các mô hình nông dân liên kết sản xuất, kinh doanh.

 

Thông qua các dự án vay vốn Quỹ HTND, hội viên nông dân đã thay đổi tư duy từ phương thức sản xuất nhỏ lẻ sang liên kết nhóm, đầu tư thâm canh, tăng năng suất, tăng giá trị nông sản.

 

Thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục phối hợp hướng dẫn nông dân xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, dạy nghề và hỗ trợ tiêu thụ nông sản Đồng thời, chủ động và tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương trích ngân sách bổ sung cho Quỹ HTND; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nguồn ngoài ngân sách; phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo các nguồn vốn vay sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả; xây dựng thành công các mô hình phát triển kinh tế, giúp cải thiện, nâng cao đời sống hội viên nông dân, góp phần giảm nghèo bền vững.

 

Lan Phương
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1