image banner
Hòa Bình: Nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ vốn cho nông dân
Lượt xem: 1
(Quỹ HTND) - Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đã làm tốt công tác tuyên truyền và quản lý nguồn vốn vay, cho vay đúng đối tượng giúp nhiều hội viên, nông dân xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng, gia tăng thu nhập.  
Anh-tin-bai

Nguồn vốn Quỹ HTND giúp nhiều hộ nuôi gà trên địa bàn huyện Lạc Thủy mở rộng sản xuất

Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã ban hành kịp thời các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) trên địa bàn tỉnh và chương trình phối hợp với các Ngân hàng năm 2025.

 

Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thành phố tiếp tục tổ chức quán triệt các nội dung văn bản chỉ đạo xây dựng phát triển Qũy HTND tới cán bộ, hội viên, nông dân trong toàn tỉnh.

 

Để giúp hội viên có điều kiện phát triển kinh tế, Hội chủ động đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề cho hội viên nông dân; tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, cán bộ, hội viên nông dân tham gia ủng hộ xây dựng và phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân. Đồng thời, các cấp Hội còn thực hiện tốt chương trình ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp &Phát triển nông thôn, tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi.

 

Các cấp Hội tín chấp nguồn ủy thác các Ngân hàng thông qua 1.777 tổ vay vốn, 49.238 hộ vay vốn, với tổng mức dư nợ 4.024,073 tỷ đồng.

 

Trong đó: Dư nợ của Agribank: 2.576,819 tỷ đồng, 901 tổ vay vốn, 21.982 hộ vay vốn; Ngân hàng Chính sách - Xã hội: 1.391,883 tỷ đồng, 622 tổ vay vốn, 25.591 hộ vay vốn; Ngân hàng Lộc phát: 2,731 tỷ đồng, 125 tổ vay, 560 hộ vay; Quỹ Hỗ trợ phát triển nông thôn, tổng số tiền giải ngân: 52,640 tỷ đồng, 129 tổ vay, 1.105 hộ vay vốn.

 

Hội Nông dân tỉnh và Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị Ký kết thỏa thuận hợp tác về thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ giai đoạn 2025- 2030.

 

Thỏa thuận hợp tác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên nông dân có nhu cầu vay vốn và sử dụng các dịch vụ của Agribank để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân; tiếp tục tạo điều kiện để nông dân tham gia hội chợ triển lãm nông sản, kết nối cung, cầu, xúc tiến thương mại, tiêu biểu là sản phẩm OCOP và hàng nông sản đặc sản của địa phương.

 

Các cấp Hội phối hợp với ngành Bưu điện hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ số vào sản xuất và bán hàng qua sàn thương mại điện tử. Phối hợp với công ty Cổ phần Hóa chất và supe Phốt phát Lâm Thao tổ chức 06 lớp tập huấn cách sử dụng phân bón Kali cho 900 hội viên, nông dân (Thành phố).

 

Quỹ Hỗ trợ nông dân: Ban hành Kế hoạch thu hồi vốn vay, kế hoạch vận động tăng trưởng nguồn vốn, Kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân năm 2025; thực hiện bàn giao tài chính, tài sản của Quỹ hỗ trợ nông dân cấp huyện về Quỹ Hội Nông dân tỉnh do sáp nhập, sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 02 cấp.

 

Kết quả 6 tháng đầu năm tăng trưởng Quỹ HTND toàn tỉnh là 6,782 tỷ đồng, trong đó tỉnh tiếp nhận 2 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh cấp năm 2025; Ngân sách các huyện, thành phố cấp năm 2025 là 4,650 tỷ đồng, nguồn vận động từ cán bộ, hội viên là 132,97 triệu đồng (đạt 172 % chỉ tiêu giao).

 

Tổng nguồn vốn Quỹ HTND toàn tỉnh đến nay là 71,476 tỷ đồng. Trong đó: Nguồn ủy thác Trung ương 15,85 tỷ đồng; nguồn vốn tỉnh 21,301 tỷ đổng (NS tỉnh cấp 21,249 tỷ đồng; vận động CBCC HND tỉnh 22,6 triệu đồng; nguồn bổ sung 30 triệu đồng); nguồn vốn cấp huyện: 34,325 tỷ đồng (NS huyện cấp 22,955 tỷ đồng; vận động từ cán bộ, hội viên nông dân 11,370 tỷ đồng).

 

Nguồn vốn trên đang giải ngân thực hiện 209 dự án với 1.995 hộ vay. Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tổ chức giải ngân 19 dự án với tổng số tiền 7,22 tỷ đồng cho 200 hộ vay; nguồn vốn đã hỗ trợ cho trên 5.300 lượt hộ vay vốn tại 151/151 cơ sở Hội, giúp hộ hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

 

Các dự án vay vốn Quỹ HTND đều mang tính khả thi và có hiệu quả cao về kinh tế, phát huy được thế mạnh của hội viên, nông dân trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, từng bước tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn. Trong quá trình bình xét cho vay, Hội đã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành khảo sát các hộ có nhu cầu, trong đó ưu tiên lựa chọn những hộ có tinh thần trách nhiệm cao trong việc sử dụng vốn.

 

Nhằm phối hợp thực hiện chính sách ủy thác vay vốn có hiệu quả từ tổ chức ngân hàng, các cấp hội chú trọng và thường xuyên quan tâm việc thành lập, củng cố, kiện toàn các tổ tiết kiệm vay vốn. Các tổ tiết kiệm vay vốn đã xây dựng quy chế hoạt động, duy trì nền nếp sinh hoạt định kỳ, thực hiện công khai, dân chủ trong bình xét cho vay, tích cực đôn đốc các tổ viên sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ vốn vay đúng thời hạn quy định; quản lý hồ sơ vay vốn chặt chẽ, đầy đủ.

 

Song song với đó, các cấp Hội tiếp tục đôn đốc và thu hồi các dự án cho vay đến hạn, hướng dẫn xây dựng dự án vay vốn trình các cấp phê duyệt; tiếp tục tạo điều kiện để nông dân tham gia hội chợ triển lãm nông sản, kết nối cung, cầu, xúc tiến thương mại, tiêu biểu là sản phẩm OCOP và hàng nông sản đặc sản của địa phương.

 

Bên cạnh đó, các cấp Hội còn phối hợp với ngành Bưu điện hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ số vào sản xuất và bán hàng qua sàn thương mại điện tử; các cấp Hội phối hợp với Ngân hàng CSXH tổ chức kiểm tra giám sát hoạt động ủy thác NHCSXH được 02 huyện, 95 xã, 565 tổ TK&VV và 9.810 hộ vay; tổ chức 5 lớp tập huấn cho 176 học viên cán bộ Hội cấp huyện, xã, 302 người BQL tổ TK&VV.

 

Nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay, Hội Nông dân các cấp còn phối hợp với các Sở ban ngành, doanh nghiệp tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ hội viên, nông dân đầu tư, áp dụng các thiết bị cơ giới tiên tiến, nhà kính, nhà lưới, chuồng trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hiện đại gắn với các quy trình sản xuất an toàn thực phẩm, tiên tiến, công nghệ cao. Kết quả, Hội Nông dân các cấp phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào chất lượng tốt trong nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy nông nghiệp...) cho hội viên, nông dân theo chuỗi giá trị, quy hoạch các vùng chuyên canh, sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với chuyển giao kỹ thuật, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao.

 

Đồng thời tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghề cho nông dân. Các cấp Hội tiếp tục tổ chức khảo sát và đăng ký các lớp nghề cho cho hội viên nông dân năm 2025. Trong 6 tháng các cấp Hội phối hợp tổ chức 20 lớp dạy nghề cho 608 học viên là hội viên nông dân như: may công nghiệp, kỹ thuật, chế biến nấm, kỹ thuật chăm sóc cây lạc, chăn nuôi gà, lợn, kỹ thuật chăm sóc cho gia cầm…

 

Có thể nói, từ những hiệu quả mà nguồn vốn Quỹ HTND đem lại ngày càng tỏ rõ tính ưu việt của nguồn vốn. Vốn Quỹ không chỉ giải quyết nguồn vốn trước mắt giúp nông dân làm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, thu nhập của hội viên, nông dân phát triển mà còn tác động tích cực góp phần củng cố tổ chức Hội và phong trào nông dân. Thực tế cho thấy, việc hỗ trợ vốn từ Quỹ HTND cho các dự án sản xuất của hội viên, nông dân đã góp phần nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Hội Nông dân, là động lực thu hút hội viên vào tổ chức Hội.

Bảo Quỳnh
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1