image banner
Đồng Tháp: Hội - Ngân hàng trợ vốn cho nông dân thoát nghèo
Lượt xem: 11
(Quỹ HTND) - Để phát huy hiệu quả nguồn vốn Quỹ HTND, Hội ND các cấp đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giúp cán bộ, hội viên hiểu rõ hơn mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển nguồn vốn Quỹ.
Anh-tin-bai

Dự án nuôi trồng thủy hải sản với nguồn vốn vay từ Quỹ HTND mang lại hiệu quả kinh tế cao

 

Các dự án vay vốn Quỹ HTND đều mang tính khả thi và có hiệu quả cao về kinh tế, phát huy được thế mạnh của hội viên, nông dân trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, từng bước tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn. Trong quá trình bình xét cho vay, Hội đã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành khảo sát các hộ có nhu cầu, trong đó ưu tiên lựa chọn những hộ có tinh thần trách nhiệm cao trong việc sử dụng vốn.

 

 Để giúp hội viên có điều kiện phát triển kinh tế, Hội chủ động đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề cho hội viên nông dân; tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, cán bộ, hội viên nông dân tham gia ủng hộ xây dựng và phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân. Đồng thời, các cấp Hội còn thực hiện tốt chương trình ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp &Phát triển nông thôn, tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi.

 

Nhằm phối hợp thực hiện chính sách ủy thác vay vốn có hiệu quả từ tổ chức ngân hàng, các cấp hội chú trọng và thường xuyên quan tâm việc thành lập, củng cố, kiện toàn các tổ tiết kiệm vay vốn. Các tổ tiết kiệm vay vốn đã xây dựng quy chế hoạt động, duy trì nền nếp sinh hoạt định kỳ, thực hiện công khai, dân chủ trong bình xét cho vay, tích cực đôn đốc các tổ viên sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ vốn vay đúng thời hạn quy định; quản lý hồ sơ vay vốn chặt chẽ, đầy đủ.

 

Để phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, các cấp hội thường xuyên phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn của hội viên để bảo đảm nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền hội viên nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện liên kết, hợp tác sản xuất; khuyến khích nông dân mở rộng, phát triển các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn; tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. 

 

Thực hiện chương trình phối hợp với Ngân hàng chỉnh sách xã hội. Tổng dư nợ của các chương trình tín dụng chính sách đến ngày 30/11/2024, tổng số tiền: 1.604.432,92 triệu đồng, số Tổ TK&VV thành lập và quản lý là 864 tổ/43.558 thành viên.

 

Một số đơn vị điển hình trong việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả có tỳ lệ nợ quá hạn thấp như: Thành phố Sa Đéc, Lai Vung, thành phố Hồng Ngự và huyện Thanh Bình, Châu Thành. số Tổ đã thực hiện thu tiết kiệm 864/864 Tổ, số tổ viên 43.758 người.

 

Kết quả đánh giá phân loại Tổ TK&VV đến tháng 11/2024 như sau: Tổ TK&VV xếp loại tot: 493/864* Tổ, tỷ lệ 57,06%; Tổ TK&VV xếp loại khá: 273/864 Tổ, tỷ lệ 31,6%; Tổ TK&VV xếp loại trung bình: 90/864 Tổ, tỷ lệ 10,41%; TỔ TK&VV xếp loại yếu, kém: 08/864 Tô, tỷ lệ 0,93%.

 

Thực hiện thỏa thuận liên ngành với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, các đơn vị cấp huyện đã chủ động trao đổi, thống nhất, ký kết thỏa thuận và thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

 

Đến nay, số Hội Nông dân cấp huyện đã ký Thỏa thuận liên ngành với chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT cấp huyện có 06 đơn vị gồm: huyện Châu Thành, huyện Cao Lãnh, huyện Tháp Mười, thành phô Hông Ngự, Sa Đéc và huyện Tân Hông.

 

Số Hội Nông dân cấp xã đã ký Thỏa thuận liên ngành với chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT loại III trên địa bàn để tham gia thực hiện một số khâu của nghiệp vụ tín dụng do Ngân hàng NN&PTNT uỷ nhiệm có 05 đơn vị gồm: huyện Châu Thành, huyện Tháp Mười, thành phố Hồng Ngự, Sa Đéc và huyện Tân Hồng.

 

Tổng dư nợ chương trình ủy thác với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 205.327 triệu đồng, số Tồ vay vốn 124/1.322 số hộ vay.Nợ quá hạn số tiền 50 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,1% (Đơn vị huyện Châu Thành).

 

Các cấp Hội còn phối hợp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long triển khai thực hiện thí điểm cho vay qua tổ tại xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình; bước đầu đã thành lập được 01 Tổ vay vốn với 6 thành viên, tổng dư nợ số tiền 410 triệu đồng. Tiếp tục phối họp, triển khai nhân rộng trên địa bàn huyện, thành phố trong thời tới.

 

Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch thu, chi tài chính phí Quỹ Hỗ trợ nông dân và phí ủy thác năm 2024 theo đề xuất của Ban điều hành Quỹ và Ban Quản lý vốn ủy thác để triển khai, thực hiện.

 

Nhờ đó, trong năm 2024, công tác kế toán chính xác, kịp thời đáp ứng yêu cầu; việc thu, chi phí Quỹ thực hiện đúng quy định; sổ sách, chứng từ kế toán theo dõi cho vay và phí Quỹ được lưu trữ đầy đủ. Thực hiện nghiêm túc theo quy định và nguyên tắc tài chính từ tỉnh đến cơ sở Hội.

 

Thông qua các đợt kiểm tra, giám sát Ban điều hành Quỹ cấp tỉnh đã trực tiếp hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ nghiệp vụ của các đơn vị cấp huyện, đơn vị cấp xã và các tổ trưởng tổ TK&VV, tổ VV được kiểm tra.

 

Cụ thể, Ban Thường vụ Hội Nông dân Tỉnh cùng với Quỹ HTND tỉnh đã tổ chức kiểm tra hoạt động uỷ thác và Quỹ HTND được 12/12 đơn vị HND huyện, thành phố (Trong đó đối với uỷ thác cỏ: 12 xã, 12 Tổ tiết kiệm vay vốn, 60 hộ vay vốn; đối với Quỹ HTND có 12 xã, 12 dự án: 60 hộ vay vốn).

 

Về tập huấn kỹ thuật cho các hộ vay, Ban điều hành Quỹ các cấp đã tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm sản xuất cho các hộ hội viên nông dân và hộ vay mới.

 

Năm 2024, cấp tỉnh đã chỉ đạo Hội Nông dân cấp huyện và cơ sở xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động Quỹ và nguồn ủy thác tại địa phương. Qua kiểm tra, các đơn vị cơ bản thực hiện việc ghi chép sổ sách, chứng từ kế toán theo dõi cho vay và phí Quỹ, phí các nguồn ủy thác, lưu giữ hồ sơ cơ bản đầy đủ, đảm bảo theo quy định và nguyên tắc tài chính.

 

Các dự án được triển khai thực hiện nhờ nguồn vốn tín dụng ủy thác đã phát huy hiệu quả, tác động tích cực đến công tác vận động hội viên, nông dân thực hiện các nội dung, chương trình của Hội đề ra. Thông qua các dự án được triển khai còn giúp giải quyết việc làm tại chỗ hội viên, nông dân địa phương.

 

Có thể nói, từ những hiệu quả mà nguồn vốn chính sách ưu đãi đem lại ngày càng tỏ rõ tính ưu việt của nguồn vốn. Nguồn vốn trên không chỉ giải quyết nguồn vốn trước mắt giúp nông dân làm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, thu nhập của hội viên, nông dân phát triển mà còn tác động tích cực góp phần củng cố tổ chức Hội và phong trào nông dân. Thực tế cho thấy, việc hỗ trợ vốn từ các nguồn ủy thác cho Quỹ HTND cho các dự án sản xuất của hội viên, nông dân đã góp phần nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Hội Nông dân, là động lực thu hút hội viên vào tổ chức Hội.

Thanh Hà
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1