Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng:
Nông nghiệp, nông thôn là chiến lược để vươn tới thành công
10:11 - 07/03/2016
(Quỹ HTND)- Khu vực nông thôn Việt Nam có tới 70% dân cư sinh sống, nên phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao. Do vậy, chúng ta phải hành động bằng tất cả tình cảm, con tim của mình hước về người nông dân, khu vực nông thôn.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (phải) cùng Chủ tịch Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường trao tặng danh hiệu nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2015

Những đóng góp của giai cấp nông dân không chỉ trong Cách mạng Tháng 8.1945 mà còn trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ xâm lược. Nông dân đã đóng góp sức người sức của “Lương không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Rồi đến giai đoạn đổi mới và hội nhập như ngày hôm nay, nông dân cũng là những người đi đầu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, làm giàu cho quê hương, đất nước. Đảng, Nhà nước luôn khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nông dân Việt Nam là lực lượng quan trọng để phát triển kinhh tế - xã hội bền vững, đi đầu trong công cuộc đổi mới đất nước. Hội Nông dân Việt Nam là Người đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của giai cấp nông dân; là trung tâm và nòng cốt cho phong trào nông dân, công cuộc xây dựng nông thôn mới. Để xứng đáng với niềm tin, mong đợi của Đảng, Nhà nước và nông dân cả nước và “Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm” - Hội Nông dân cần làm tốt hơn nữa việc hỗ trợ nông dân vượt qua bốn khó khăn lớn là: Vốn, khoa học kỹ thuật, thị trường và xây dựng thương hiệu nông sản trong quá trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất và xây dựng nông thôn mới thành công. Đổi mới phương thức hoạt động của Hội Nông dân các cấp, trước hết là đổi mới về tư duy phát triển kinh tế, tư duy về hội nhập.

Hiện nay, nông dân không chỉ bán được sản phẩm trong tỉnh, trong nước, mà nông dân còn đưa sản phẩm của của mình đến thị trường quốc tế. Hàng hóa của nông dân sẽ đến với thị trường các nước, đem đến với bạn bè quốc tế các đặc sản của nông nghiệp Việt Nam. Vì vậy, không phải chỉ đất nước hội nhập mà từng người nông dân phải hội nhập. Việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào thương mại toàn cầu đang tiếp tục mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội thuận lợi, nhưng cũng sẽ gặp không ít khó khăn. Nhà nông, trước hết là những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi – những người đi dầu trên mặt trận nông nghiệp, sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc nắm bắt, tận dụng cơ hội phát triển; đi đầu trong sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, xây dựng mô hình mới trong liên kết, hợp tác sản xuất nông nghiệp; tăng cường khả năng dự báo, giảm rủi ro ở mức thấp nhất trước môi trường cạnh tranh mới trong giai đoạn mới của hội nhập, phát triển.

Để thích ứng bối cảnh hội nhập mới, mỗi người nông dân phải tự cải tiến, đổi mới quy trình sản xuất từ ruộng đến thị trường trong nước và quốc tế. Mỗi người nông dân phải tự hội nhập quốc tế, phải có sản phẩm mang tính cạnh tranh cao. Đó cũng là cuộc cách 
mạng mới của đất nước. Nếu nông dân Việt Nam không tự mình làm chủ, vươn lên hội nhập quốc tế được thì đất nước sẽ thua. Chúng ta phải làm một cuộc cách mạng, ấm no, hạnh phúc cho cá nhân mình…Nông dân, công nhân, trí thức phải thắng trong cuộc cạnh tranh này. Các đồng chí lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ cũng phải thắng trong cuộc cạnh tranh này. Chúng ta phải lấy mặt trận nông nghiệp làm mặt trận chiến lược để đưa đất nước ta vươn tới thành công. Từ đó để cho nông dân Việt Nam ngày càng ấm no, hạnh phúc, đất nước thịnh vượng, Tổ quốc vững bền.
Anh Đức (ghi)
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Đa dạng sản phẩm chế biến để mở rộng thị trường