|
Đồng chí Lương Quốc Đoàn (người bên phải) đang trao đổi công việc. Ảnh: Hồng Hạnh |
(Quỹ HTND)- 20 năm xây dựng trưởng thành - Quỹ Hỗ trợ nông dân đã có bước phát triển toàn diện về: Tổng nguồn vốn, đổi mới phương thức cho nông dân vay theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn; hiệu quả sử dụng vốn ngày một cao...Qũy thực sự trở thành phương tiện, công cụ đắc lực của các cấp Hội Nông dân trong tổ chức phong trào nông dân, xây dựng Hội vững mạnh về mọi mặt. Trong các hoạt động - Dấu ấn đậm nét, có ý nghĩa quyết định mọi thành công của Quỹ Hỗ trợ nông dân là yếu tố “con người” mà hạt nhân là công tác cán bộ. Ban Tổ chức Trung ương HND chia sẻ, vui chung với Quỹ Hỗ trợ nông dân - nhân 20 năm ngày thành lập và đồng hành, hợp tác cùng Quỹ vì sự nghiệp chung của Hội Nông dân, của công cuộc xây dựng nông thôn mới, xây dựng “Mẫu hình người nông dân mới” trong thời kỳ hội nhập, phát triển.
“Cán bộ là gốc của mọi công việc”, với góc nhìn thẳng đó, rọi vào quá trình hình thành, phát triển tổ chức Quỹ Hỗ trợ nông dân trong suốt 20 năm qua, đã góp phần và làm “giàu” thêm nhận thức, kinh nghiệm về công tác tổ chức cán bộ trong nhiệm vụ xây dựng Hội Nông dân vững mạnh. Với góc nhìn của Ban Tổ chức, có thể rút ra mấy vấn đề chính sau đây:
Một là, việc hình thành mới một tổ chức (ban, phòng, trung tâm...) thuộc Trung ương HND phải căn cứ vào thực tiễn đang diễn ra tại cơ sở, những nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của người nông dân; dự báo sát đúng tình hình, khả năng phát triển...để lựa chọn đúng các vấn đề và chức năng, nhiệm vụ, tham mưu cho Thường trực, Ban Thường vụ quyết định. Bài học thành công trong thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân, trước hết là: Ý chí đi đôi với hành động “làm cho nông dân, làm vì nông dân” của cá nhân lãnh đạo Ban và tập thể Thường vụ Trung ương Hội với những bước đi kiên trì, sáng tạo, quyết tâm và chọn đúng thời cơ, thời điểm, quyết định chính xác, kịp thời.
Hai là, lựa chọn, bố trí đúng cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ và công việc; trong đó, người đứng đầu là quan trọng, với các phẩm chất: Chính trị, nghề nghiệp, trách nhiệm..., tính kiên định phải gắn liền với “vốn” kiến thức dự tính, dự báo, thiết kế chương trình, kế hoạch và năng lực tham mưu quản lý, điều hành..., và chú tâm xây dựng khối đoàn kết, tạo cơ hội cho cấp dưới lao động sáng tạo, có động lực phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Bài học từ liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của tập thể Ban Điều hành Quỹ HTND luôn gắn liền với tính tiền phong, gương mẫu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của các đồng chí Trưởng, Phó ban trong các thời kỳ.
Ba là, Quỹ Hỗ trợ nông dân luôn kiên định với phương châm “5 lấy - 5 làm”: Lấy phát triển làm mục tiêu; lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động; lấy nông dân làm đối tượng phục vụ; lấy tổ chức Hội làm nguồn lực; lấy hiệu quả làm thước đo hoàn thành nhiệm vụ”. Bài học trưởng thành của Ban Điều hành Quỹ HTND là sự kiên định cho mục tiêu chung, là kế thừa và phát triển, là chủ động xây dựng nội lực để hợp tác, liên kết, quyết tâm hành động và nghiêm túc chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường, trực, Ban Thường vụ Trung ương Hội nông dân qua các nhiệm kỳ.
Có thể là chưa đủ và nhìn sâu hơn từ những thành công trong 20 năm xây dựng trưởng thành của Quỹ Hỗ trợ nông dân, nhưng trong tổ chức Hội Nông dân ở cấp nào cũng ghi nhận và thấy rõ hơn: Hoạt động, lợi ích của nguồn vốn Quỹ HTND đã đến với nông dân, góp phần tích cực vào xây dựng phong trào nông dân thi yêu nước, xây dựng Hội Nông dân vững mạnh. Thông qua hoạt động Quỹ, đội ngũ cán bộ Hội Nông dân các cấp, nhất là cán bộ Hội cấp cơ sở đã nâng lên một bước về trình độ, năng lực, phương pháp tổ chức, vận động nông dân phát triển kinh tế - xã hội.
20 năm xây dựng trưởng thành - Quỹ Hỗ trợ nông dân với những nhịp “Cho nông dân, Vì nông dân, Cùng nông dân” - Đó cũng là quá trình đổi mới sâu sắc về tư duy và hành động. Với tinh thần nhìn lại và đi tới, chúng tôi luôn hy vọng Quỹ HTND tiếp tục đổi mới, phát triển và bắt nhịp nhanh với yêu cầu nhiệm vụ, mãi là người “bạn đồng hành” với nhà nông trong hội nhập.