Bình Dương: 100% cơ sở Hội nguồn Quỹ HTND đạt từ 60 triệu đồng trở lên
17:01 - 17/07/2018
(Quỹ HTND)- Từ đầu năm đến nay, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) toàn tỉnh đã được ngân sách ủy thác, cấp bổ sung, Hội vận động các đơn vị, tổ chức và cá nhân ủng hộ, cho mượn và nguồn bổ sung từ kinh phí cho vay với số tiền hơn 15,52 tỷ đồng, đạt 258,7% so với chỉ tiêu Trung ương giao năm 2018.
Từ Quỹ HTND, nhiều hội viên ND huyện Bàu Bàng đã trở thành ND sản xuất, kinh doanh giỏi. Ảnh: T.THẢO


Nguồn vốn trên đã giúp 962 hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp với tổng số vốn giải ngân là hơn 25,34 tỷ đồng cho 47 dự án gồm: 8 dự án chăn nuôi, 32 dự án trồng trọt, 3 dự án nuôi thủy sản và 4 dự án dịch vụ.


Hiện, tổng nguồn Quỹ HTND tỉnh Bình Dương đạt hơn 127,84 tỷ đồng. Đặc biệt, có 9/9 huyện, thị, thành Hội có số vốn do ngân sách cấp huyện đạt từ 300 triệu đồng trở lên; 100% cơ sở Hội đều xây dựng được nguồn Quỹ HTND từ 60 triệu đồng trở lên.


Đến nay, nguồn Quỹ HTND đã giúp 4.382 lượt hộ vay đầu tư vào 307 dự án, gồm: 120 dự án chăn nuôi, 156 dự án trồng trọt, 8 dự án nuôi thủy sản và 23 dự án dịch vụ.


Ngoài nguồn vốn Quỹ HTND, dư nợ ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) cho vay qua Hội Nông dân trên địa bàn đạt 570.000 triệu đồng, chiếm 34% tổng dư nợ ủy thác, với 22.878 hộ vay, tại 534 Tổ Tiết kiệm và vay vốn, dư nợ bình quân 25 triệu đồng/hộ.

 
Một trong những điểm sáng trong công tác phối hợp giữa Ngân CSXH và Hội Nông dân tỉnh Bình Dương trong năm 2017 là làm cho tín dụng chính sách trở thành một trong những giải pháp quan trọng, hữu hiệu góp phần tạo điều kiện 1.200 lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm ổn định cho hơn 3.000 lao động; giúp 700 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn trang trải chi phí học tập; xây dựng mới và cải tạo trên 3.800 công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn đạt chuẩn quốc gia...

 
Song song với việc hỗ trợ vốn, Hội Nông dân tỉnh đã quan tâm và triển khai lồng ghép tín dụng chính sách với các chương trình khuyến nông – khuyến ngư, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; hướng dẫn, đào tạo nghề; nêu gương, nhân rộng mô hình nông dân SXKD giỏi, mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, sử dụng cây, con giống mới có chất lượng tốt... giúp hộ vay an tâm đầu tư, sản xuất, phát huy tối đa hiệu quả kinh tế vốn vay, từ đó thoát nghèo bền vững và trả được nợ cho Nhà nước.
 

Hải Tâm
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Đa dạng sản phẩm chế biến để mở rộng thị trường