Tổ Tiết kiệm và vay vốn: Nhìn từ cơ sở
04:06 - 06/10/2015
(Quỹ HTND)- Những năm qua, các chương trình do Hội ủy thác vay vốn từ Ngân hàng CSXH đều mang lại hiệu quả. Nhiều hộ đã từng bước thoát nghèo. Thành công đó có một phần đóng góp không nhỏ của cán bộ Hội cơ sở và Ngân hàng CSXH. Dưới đây là 2 HộiND cơ sở thuộc tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng đã góp phần giúp hội viên thoát nghèo từ đồng vốn chính sách. Tổ hợp tác trồng rau an toàn ấp Thốt Lốt xã Ngũ Lạc hàng đem về lợi nhuận cho tổ viên từ vài chục triệu đến 100 triệu đồng Ảnh: Trang TTĐT Duyên Hải

 

Đó là HộiND xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Qua vay vốn, 46 hội viên nông dân trong xã đã thoát cảnh chạy ăn từng bữa. Điển hình như hộ anh La Văn Nam, ấp Cây Xoài, được Chủ tịch UBND tỉnh và Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH tặng giấy khen. Mô hình tổ hợp tác trồng màu ấp Thốt Nốt, với 28 hộ sử dụng vốn vay. Mô hình hiện vẫn hoạt động tốt, mang lại thu nhập ổn định cho các thành viên. Hộ anh Kiên Hương, ấp Thốt Nốt với mô hình trồng ớt chỉ thiên, từ hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo và dần khá giả…

 

Hay như 21 hộ hội viên xã An Thạnh 2, Huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng thoát nghèo từ vay vốn sản xuất, chăn nuôi. Điển hình các hộ vay vốn thoát nghèo là hộ ông Nguyễn Thành Hưng, Trần Văn Thắng, Nguyễn Chí Thanh ấp Phạm Thành Hơn B…

 

HộiND xã đang quản lý 9 chương trình ủy thác cho vay. Tổng dư nợ các chương trình là 8 tỉ 844 triệu đồng. Số tiền tiết kiệm huy động được từ các thành viên là 141.700.000 ngàn đồng, bình quân 20 ngàn đồng/hộ/tháng.

 

Hiện Hội ND xã An Thạnh 2 đang quản lý 8 Tổ Tiết kiệm và vay vốn  (TK&VV), tổng số thành viên tham gia là 396 người. Để thực hiện bình xét cho vay, Hội ND xã thực hiện tốt 6 công đoạn như thông báo, phổ biến và tuyên truyền các chính sách ưu đãi đến đối tượng thụ hưởng; họp bình xét công khai các hộ có nhu cầu vay và chứng kiến việc giải ngân, thu nợ. Kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ, đôn đốc tổ viên trả nợ, gốc đúng theo quy định…

 

HộiND xã cũng quy định sinh hoạt Tổ TK&VV định kỳ vào ngày 10-12 hàng tháng tại Nhà Văn hóa ấp; có biên bản ghi chép cuộc họp. Việc quản lý hồ sơ khá chặt chẽ. Kết quả phân loại có 5/8 tổ xếp loại tốt, 2 tổ xếp loại khá, 1 tổ xếp loại trung bình, không có tổ yếu kém.

 

Tính đến thời điểm này, Hội ND xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh thành lập được 16 Tổ TK&VV trên địa bàn 10 ấp, với 660 thành viên tham gia, trong đó có 85% là hội viên, nông dân. So với năm 2014, tăng 24 hộ. Qua đánh giá, xếp loại, số tổ tốt chiếm 14 tổ, tổ khá chiếm 2 tổ.

 

Hiện tại, HộiND xã thực hiện được 10 chương trình cho vay theo quy định của Ngân hàng CSXH. Tổng dư nợ đến tháng 8/2015 là 9.283 tỉ đồng. Tỉ lệ thu lãi hàng tháng đạt 92%. Số tiền tiết kiệm của các tổ là 62.949.400 đồng, bình quân mỗi hộ đóng 100 ngàn đồng, 100% tổ thu tiền kiết kiệm từ các thành viên.

 

Để nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, định kỳ hàng tháng, lãnh đạo Hội ND xã thường xuyên tham dự họp tổ và bình xét vay vốn đối với các thành viên. Tất cả các tổ trưởng Tổ TK&VV đều có sổ quản lý thành viên, tổng dư nợ của tổ mình. Thông qua các cuộc họp, lãnh đạo HND xã nắm được mong muốn của các thành viên vay vốn.

 

Đa số tổ trưởng tổ TK&VV đều được lựa chọn là những người có trình độ văn hóa cao, có năng lực trong công tác quản lý tổ. Định kỳ hàng tháng đều gom lãi và nộp về Ngân hàng CSXH đúng quy định. Hàng quý BCH Hội rút kinh phí ủy thác từ Ngân hàng CSXH huyện để hỗ trợ các tổ trưởng tổ vay vốn mua sắm các tài liệu cần thiết phục vụ hoạt động tín dụng của tổ.

 

Định kỳ hàng quý, 6 tháng, BCH HộiND xã thành lập Đoàn công tác đi củng cố các tổ TK&VV, qua đó giúp các tổ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý và thu hồi nợ. Qua công tác kiểm tra, giám sát, BCH Hội chưa phát hiện trường hợp cho vay sai đối tượng, chiếm dụng vốn.

 

Để định hướng nghề nghiệp cho hội viên, năm 2015, Hội ND xã còn phối hợp với Trung tâm Dạy nghề huyện và UBND xã tổ chức tập huấn 3 lớp dạy nghề cho gần 100 hội viên, nông dân.

 

Có thể nói, thông qua việc đầu tư vốn từ Ngân hàng CSXH, hội viên, nông dân đã được ứng vốn kịp thời, hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống. Cán bộ Hội có trách nhiệm và sâu sát hơn với thực tế tại địa phương.

 

Hải Lâm

 

 

 

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Đa dạng sản phẩm chế biến để mở rộng thị trường