Hòa Bình: Vốn chính sách góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 11,36%
17:10 - 15/05/2020
(Quỹ HTND)- Năm năm qua (2015-2019), dư nợ ủy thác của các cấp Hội liên tục tăng về khối lượng và số lượng các chương trình tín dụng. Tại thời điểm 31/12/2014 dư nợ đạt 495.586 triệu đồng, đến 31/12/2019 dư nợ đạt 808.035 triệu đồng (tăng 312.449 triệu đồng) với 14 chương trình tín dụng, chiếm tỷ trọng 26% tổng dư nợ Ngân hàng CSXH ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội. Mức tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm đạt 62.489,9 triệu đồng/năm. 


Bưởi đỏ Tân Lạc đang trở thành thương hiệu nông sản được tin dùng

Đến nay, 11/11 đơn vị Hội ND cấp huyện, 208/210 đơn vị cấp xã ký Hợp đồng ủy thác với chi nhánh ngân hàng CSXH thực hiện việc chuyển tải vốn đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

 
100% Tổ TK&VV triển khai hoạt động tiết kiệm tự nguyện. Đến 31/12/2019 tổng số dư tiền gửi tiết kiệm tự nguyện của các thành viên thuộc các Tổ TK&VV do Hội quản lý đạt 22.699 triệu đồng, bình quân số dư tiền gửi tiết kiệm của mỗi Tổ đạt trên 31 triệu đồng, bình quân mỗi thành viên tham gia gửi tiền tiết kiệm đạt trên 84.000đồng/thành viên.  
 
 
Các cấp Hội đang quản lý 716 Tổ TK&VV gồm 26.763 thành viên, với tổng dư nợ đạt 808.035 triệu đồng. Hiện, quy mô Tổ TK&VV bình quân có 37 thành viên, dư nợ bình quân 30,2 triệu đồng/hộ thành viên.
 
 
Đến hết năm 2019, tỷ lệ Tổ TK&VV do Hội quản lý xếp loại tốt đạt 88,97%; loại khá đạt 9,07%; loại trung bình 1,96%; không có tổ yếu kém.
 
 
Trong 5 năm, Hội ND các cấp phối hợp tổ chức 82 lớp tập huấn về nghiệp vụ công tác tín dụng cho 2.832 cán bộ Hội, Tổ TK&VV.
 

Thông qua công tác kiểm tra đã kịp thời phát hiện và có biện pháp khắc phục, xử lý những trường hợp bình xét cho vay chưa đúng đối tượng, cho vay ké; thu lệ phí sai quy định, sử dụng phí ủy thác và hoa hồng chưa đúng; chấn chỉnh công tác thống kê, theo dõi, báo cáo kết quả hoạt động ủy thác của Hội Nông dân cấp huyện, cấp xã. Kết quả 5 năm qua, Hội Nông dân tỉnh, huyện thực hiện kiểm tra, giám sát 16.756 cuộc.
 

Từ 10 triệu đồng vay Ngân hàng CSXH, chị Bùi Thị Hiển đã mua 1 cặp bò, đến nay chị có 8 con bò. Chị xuất bán con bò đực được 16 triệu đồng cộng với hỗ trợ của anh chị em, hàng xóm, đầu tư mua thêm cặp trâu 30 triệu đồng, kết hợp với trồng mía, nuôi lợn Mường, nuôi gà, gia đình chị đã thoát nghèo.
 
 
Ngoài chăn nuôi, nguồn vốn tín dụng chính sách còn giúp nhiều hộ đầu tư trồng mía, cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc. Đó trở thành một thương hiệu nông sản được thị trường ưa chuộng. Nhiều hộ dân đã đầu tư mở rộng các vườn bưởi, vườn cam lúc lỉu trĩu trịt trái ngọt hoa thơm…
 
 
Chủ tịch Hội ND tỉnh, Nguyễn Thị Cẩm Phương cho biết: Khi vay vốn Ngân hàng CSXH, người dân nghèo không chỉ được vay với lãi suất thấp mà còn được hưởng những chính sách ưu đãi đặc biệt. Nhờ có vốn kịp thời, các hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh xuống còn 11,36%.

Kim Liên
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email
Liên kết trong chăn nuôi dê nhốt chuồng