|
Vốn tín dụng chính sách giúp hộ nghèo và đối tượng chính sách khác có cơ hội đầu tư sản xuất, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng |
Ban Thường vụ Hội ND tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 40 – CT/TW cho các đồng chí là lãnh đạo Hội ND cấp huyện; lãnh đạo các Ban, Văn phòng, Trung tâm Hội ND tỉnh. Đồng thời chỉ đạo các huyện, thị, thành Hội tổ chức Hội nghị triển khai đến cơ sở Hội và Tổ trưởng Tổ TK&VV.
Công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tác dụng của Chỉ thị số 40 – CT/TW của Ban Bí thư được các cấp Hội quan tâm với nhiều hình thức phong phú: Tuyên truyền qua sinh hoạt chi, tổ Hội; Hội nghị; Đài Truyền thanh xã, nhất là việc tuyên truyền các mô hình, điển hình vay vốn làm ăn hiệu quả.
Đến nay, đã thành lập và đi vào hoạt động 953 tổ (trong đó: xếp loại tốt 656 tổ, xếp loại khá 209 tổ, xếp loại trung bình 74 tổ, xếp loại yếu 14 tổ)
Đồng thời, tỉnh Hội chỉ đạo các huyện, thị, thành Hội tham gia họp giao ban với Ngân hàng CSXH cùng cấp, 100% cơ sở Hội và 100% Ban quản lý tổ TK&VV tham dự đầy đủ các phiên giao dịch hàng tháng do Ngân hàng CSXH huyện tổ chức. Đồng thời, vận động tổ viên chấp hành Quy ước hoạt động của Tổ TK&VV, tham gia gửi tiền tiết kiệm; giúp đỡ nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụng vốn vay góp phần nâng cao đời sống, thực hiện trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn đã cam kết với Ngân hàng (hàng tháng tỷ lệ thu lãi đạt 95%).
Hàng năm, các cấp Hội còn phối hợp với Ngân hàng CSXH tỉnh tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ Hội và Ban quản lý Tổ TK&VV. Ngoài ra,Hội ND các cấp cũng tổ chức lồng ghép tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ chủ chốt cấp xã.
Đối với cấp tỉnh, hàng năm đều xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức đoàn kiểm tra chuyên đề với 100% các huyện, thị, thành Hội, 17 – 19 cơ sở Hội, 26 – 30 tổ TK&VV, 43 – 45 hộ vay sử dụng vốn.
Ngoài ra, hàng năm kiểm tra lồng ghép với kiểm tra công tác Hội định kỳ 6 tháng, 01 năm, cử cán bộ chuyên trách thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình công tác ủy thác của các cấp Hội. Những năm qua đã hạn chế những sai phạm trong quá trình thực hiện.
Bên cạnh đó, Hội ND tỉnh còn tích cực chỉ đạo các cơ sở Hội thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay của 100% các món vay mới trong vòng 30 ngày kể từ ngày Ngân hàng CSXH giải ngân cho hộ vay. Đôn đốc Ban quản lý Tổ giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả, trả nợ, trả lãi, thực hành tiết kiệm... của tổ viên và thực hiện đúng các nhiệm vụ được ủy nhiệm theo Hợp đồng đã ký với Ngân hàng CSXH; chỉ đạo cơ sở Hội giám sát các phiên giao dịch, các hoạt động giao dịch của NHCSXH tại xã; giám sát, bảo quản các nội dung công khai của NHCSXH tại điểm giao dịch; giám sát các hoạt động của NHCSXH tại hộ vay, Tổ TK&VV.
Nguồn vốn cho vay ưu đãi của Chính phủ mà hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen và tạo sự ổn định xã hội ở nông thôn.
Các đối tượng chính sách được vay vốn thuận lợi, an toàn, nhanh chóng; giảm thời gian giao dịch tín dụng, tiết kiệm chi phí đi lại của hộ vay, giúp các hộ nghèo hình thành thói quen tiết kiệm và tăng cường trách nhiệm cộng đồng trong quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống, thực hiện nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ trả nợ Ngân hàng. Nhờ có vốn kịp thời, các hộ nghèo có điều kiện để phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Sự phối hợp giữa Ngân hàng và các cấp Hội trong tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển tải vốn đến nông dân, mang lợi ích thiết thực là điều kiện quan trọng để người dân có cơ hội đầu tư sản xuất, thâm canh, tăng năng suất, tăng thu nhập cho các hộ gia đình.