|
Hoạt động nhận ủy thác của Hội Nông dân tỉnh đã góp phần quan trọng vào thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, xây dựng nông thôn mới. |
Đến nay, toàn tỉnh đang triển khai 21 chương trình tín dụng chính sách xã hội. Đến 31/8/2019, tổng nguồn vốn ủy thác của 04 tổ chức chính trị - xã hội tỉnh đạt 9.101,2 tỷ (chiếm 99,3% tổng dư nợ của NHCSXH); trong đó, Hội ND tỉnh có dư nợ ủy thác đạt 3.146,8 tỷ đồng (chiếm 34,7% tổng vốn ủy thác) cho 90.499 hộ được vay vốn, thông qua 2.521 Tổ TK&VV. So với năm 2014, dư nợ tăng 558 tỷ đồng; hàng năm mức dư nợ tăng trưởng đạt từ 10% trở lên. Chất lượng hoạt động Tổ TK&VV ngày càng được nâng lên, tổ trung bình, yếu kém được củng cố. Đến nay, có 99,3% số Tổ xếp loại tốt và khá. Mức vay bình quân của một hộ đến tháng 8/2019 đạt 34,7 triệu đồng.
Bên cạnh đó, các cấp Hội tích cực tuyên truyền hội viên, nông dân gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV; 100% thành viên đã tiết kiệm được số tiền lên đến 188,033 tỷ đồng; bình quân mỗi tổ viên gửi từ 50.000 - 100.000 đồng/tháng. Đồng thời, các cấp Hội quản lý và hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả, trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn; hướng dẫn, đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm dịch vụ ủy thác, Ban quản lý Tổ TK&VV.
Qua hoạt động nhận ủy thác củacác cấp Hội đã góp phần quan trọng vào thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, xây dựng nông thôn mới. Từ nguồn vốn chính sách đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, giúp thay đổi nhận thức, cách thức làm ăn của các hộ nghèo. Trong 10 năm qua, nguồn vốn tín dụng đã giúp 806.000 hộ nghèo vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, từng bước quen dần với cơ chế thị trường; góp phần đưa gần 260.000 lượt hộ thoát nghèo. Ngoài ra, còn tạo việc làm cho gần 351.000 lao động, xây dựng được gần 220.000 công trình cung cấp nước sạch và xây nhà vệ sinh hợp chuẩn; giúp cho gần 340.000 học sinh, sinh viên, con em nông dân vay tiền để đi học. Qua đó, góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.
Đặc biệt ở các huyện nghèo của tỉnh, các xã đặc biệt khó khăn, vốn tín dụng chính sách đã kề vai sát cánh với đồng bào các dân tộc thiểu số, tác động trực tiếp trong việc giữ gìn đất đai, giữ biên cương của tổ quốc; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3% trở lên mỗi năm, đời sống hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, không ngừng được cải thiện cả về sinh kế và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội.
Do triển khai thực hiện tốt tín dụng chính sách đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn từ 26,96% (năm 2010) xuống còn 6,25% (năm 2018); bình quân giảm 2,56%/năm
(toàn tỉnh 5,84%); ước năm 2019 giảm còn 3,7%: Thu nhập ở khu vực nông thôn tăng từ 8,9 triệu đồng (năm 2010) lên 32,5 triệu đồng (năm 2018)
; ước năm 2019 đạt 37,6 triệu đồng. Năm 2018, có 1/7 huyện ra khỏi danh sách huyện nghèo đặc biệt khó khăn theo NQ 30a là huyện Như Xuân; 5/100 xã và 55/181 thôn, bản hoàn thành Chương trình 135.
Các cấp Hội xác định việc giúp đỡ các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, nâng cao thu nhập để đạt tiêu chí số 10 về thu nhập bình quân đầu người theo chuẩn Nông thôn mới là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Hội trong tham gia xây dựng nông thôn mới. Do vậy, Hội đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động thiết thực giúp hội viên, nông dân nâng cao thu nhập.
Để giúp bà con có kiến thức, sử dụng vốn có hiệu quả, Hội đã phối hợp tổ chức hàng chục nghìn lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 300.000 hội viên, nông dân mỗi năm; tín chấp với các doanh nghiệp để mua vật tư nông nghiệp chậm trả; hướng dẫn người vay cách thức sản xuất, kinh doanh đảm bảo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường...
Mười năm qua, Hội đã cùng toàn tỉnh đầu tư xây mới và nâng cấp, cải tạo được 13.965 km đường giao thông nông thôn; 1.274 cống tưới tiêu và công trình thủy lợi, 3.892 km kênh mương; 7.286 km đường dây truyền tải điện các loại, 972 trạm biến áp; 12.039 phòng học; 350 công sở xã; 518 trạm y tế xã; 538 trung tâm văn hóa, thể thao xã; 3.431 nhà văn hóa và khu thể thao thôn, bản; chỉnh trang và xây mới 176.055 nhà ở dân cư; 33.548 công trình cấp nước sinh hoạt.v.v…
Có thể khẳng định, các cấp Hội trong tỉnh đã tích cực vào cuộc, cùng với NHCSXH huy động, cho vay, giám sát thực hiện tín dụng chính sách xã hội giúp đồng vốn đến tận tay hội viên, nông dân và phát huy hiệu quả. Ngân hàng CSXH trở thành cánh tay nối dài của Đảng, Nhà nước trong việc quan tâm đến người nghèo, đối tượng chính sách. Mô hình phối hợp hoạt động của NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có Hội ND không những đạt hiệu quả kinh tế, khả năng tiếp cận tín dụng, sử dụng vốn, mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội rất lớn, vừa tham gia giảm nghèo bền vững, thực hiện an sinh xã hội, vừa thực hiện được Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.