Sóc Trăng: Nâng cao chất lượng tín dụng giai đoạn 2018 - 2021
09:45 - 25/05/2022
(Quỹ HTND)- Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng chính sách xã hội giai đoạn 2018 - 2021. Tham dự Hội nghị có các đại diện lãnh đạo Ngân hàng CSXH; lãnh đạo 4 tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, huyện, cùng đại diện các Sở, ban, ngành của tỉnh.

Ảnh minh họa, nguồn Internet


Đến nay, Ngân hàng CSXH tỉnh, huyện đã triển khai hoàn thành toàn diện 5/5 chỉ tiêu củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng giai đoạn 2018 - 2021; đồng thời, tiếp tục chủ động xây dựng Đề án củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại tỉnh theo tiêu chí mới để thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2023.
 

Theo đó, vốn tín dụng chính sách xã hội được triển khai đến 100% xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, trong đó tập trung ưu tiên nguồn lực cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tính đến 31/3/2022, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt trên 4.038 tỷ đồng (tăng hơn 54,4 tỷ đồng so với năm 2018).
 

Doanh số cho vay từ khi thực hiện Đề án đến nay đạt 3.509 tỷ đồng với hơn 122.000 lượt hộ được tiếp cận vốn vay tín dụng chính sách, tạo việc làm cho hơn 82.000 lượt lao động (có 793 lao động hồi hương do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19); giúp 18 lượt doanh nghiệp vay vốn phục hồi sản xuất kinh doanh và trả lương ngừng việc cho 1.104 lượt người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid -19; tạo điều kiện cho hơn 1.200 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 800 căn nhà ở cho hộ nghèo; xây dựng và sửa chữa hơn 48.700 công trình nước sạch và vệ sinh.
 
 
Đáng chú ý, mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng cấp ủy, chính quyền địa phương đã luôn quan tâm, huy động các nguồn lực tài chính, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các các đối tượng chính sách khác. Hiện, tổng nguồn vốn của địa phương ủy thác cho Ngân hàng CSXH đạt trên 140 tỷ đồng; trong đó, từ khi thực hiện Đề án, Ủy ban nhân dân các cấp trong tỉnh đã chuyển vốn ngân sách ủy thác sang Ngân hàng CSXH tăng 73,5 tỷ đồng.
 

Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có thông báo chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trực tiếp làm Trưởng ban đại diện Hội đồng quản trị cấp huyện. Trên cơ sở đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kiêm Trưởng ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh; 5/11 huyện có Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kiêm Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH cấp huyện; 109/109 xã, phường Chủ tịch Ủy ban nhân dân là thành viên Ban đại diện HĐQT cấp huyện. Từ đó, đã phát huy tốt vai trò của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức, quản lý nguồn tín dụng chính sách trên địa bàn.
 
 
Có thể thấy, nhờ sự chủ động, linh hoạt của Ngân hàng CSXH Việt Nam khẳng định Ngân hàng CSXH kết hợp với sự tham gia tích cực của 04 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác với vai trò giám sát xã hội; nhất là việc thực hiện Đề án củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại tỉnh thời gian qua đã giúp chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên. Cụ thể: 10/11 đơn vị cấp huyện có tỷ lệ nợ quá hạn giảm; tỷ lệ giao dịch tại điểm giao dịch xã đạt 94%, trong đó tỷ lệ giải ngân 96%, thu lãi 92%, thu nợ gốc 93%; chất lượng hoạt động Tổ TK&VV đều vượt so với chỉ tiêu định hướng; nhận thức của các hộ vay đã có nhiều chuyển biến tích cực; thay đổi nhận thức của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội địa phương về tín dụng chính sách xã hội không chỉ là nhiệm vụ của riêng Ngân hàng CSXH mà trở thành nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị tại cơ sở.
 

Được biết trước đó, Đoàn công tác của Ngân hàng CSXH với sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương đã chia làm 6 đoàn đi khảo sát thực tế và có buổi làm việc với cấp uỷ, chính quyền cơ sở về việc thực hiện Đề án, phương án củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng trên địa bàn 6 huyện và cơ sở.
 
An Đức
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Đa dạng sản phẩm chế biến để mở rộng thị trường