Huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định): Tăng cường nguồn vốn ưu đãi cho hội viên, nông dân
15:33 - 16/10/2020
(Quỹ HTND)- Thời gian qua, các cấp Hội trên địa bàn đẩy mạnh tín chấp các nguồn vốn ưu đãi từ các ngân hàng đạt gần 160 tỷ đồng cho gần 3.000 lượt hội viên, nông dân vay vốn xây dựng các mô hình phát triển.

Hôi ND xã Vĩnh Hòa phát triển mô hình trồng ớt từ nguồn vốn vay Ngân hàng CSXH

Từ đầu năm 2020 đến nay, Hội ND huyện phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT huyện giải ngân trên 6 tỷ đồng cho 67 hội viên vay sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nâng tổng dư nợ do Hội quản lý đạt trên 26,5 tỷ đồng với 337 hộ vay thông qua 14 Tổ Vay Vốn.


Tính đến ngày 31/8/2020, tổng dư nợ Ngân hàng CSXH huyện ủy thác thông qua Hội đạt doanh số cho vay 43 tỷ 013 triệu đồng, doanh số thu nợ đạt 28 tỷ 755 triệu đồng, nâng tổng dư nợ đạt 131 tỷ 603 triệu đồng cho 2.472 hộ vay thông qua 62 Tổ TK&VV, chiếm 44,9% tổng dư nợ ủy thác qua tổ chức Hội, tăng 14.847 triệu đồng so với đầu năm. Hội ND dẫn đầu các đơn vị ủy thác trên toàn huyện.


Gia đình Chị Nguyễn Thị Mỹ Huệ ở ấp Đất Mới, xã Thạnh Mỹ được vay 40 triệu đồng vốn ưu đãi đầu tư mô hình trồng mận. Hiện nay, vườn mận nhà chị đã ra trái và cho thu nhập giúp chị thoát nghèo, ổn định cuộc sống.


Hay chị Đinh Thị Sen làng K4, xã Vĩnh Sen vay 15 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng CSXH huyện đầu tư phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Hiện, chị có 2 ha trồng măng điền trúc, quế, cà phê, bời lời và 12 con trâu, bò. Mỗi năm gia đình chị thu nhập trên 60 triệu đồng.


Từ nguồn vốn ưu đãi, các mô hình, dự án đã phát huy hiệu quả kinh tế. Một số mô hình lợi nhuận bình quân từ 100-150 triệu đồng/năm góp phần tạo nguồn lực cho nông dân mở rộng sản xuất kinh doanh, hàng năm giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nông thôn.


Từ vốn Quỹ HTND, vốn Ngân hàng CSXH huyện, ông Đinh Khuân, ở làng 2, xã Vĩnh Thuận đầu tư trồng dưa hấu, bí đỏ và đậu đỗ,… mua máy cày để phục vụ sản xuất, đồng thời cày thuê cho các hộ khác. Nhờ đó, gí đình ông có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.


Hay mô hình kết hợp nông - lâm nghiệp và dịch vụ chế biến, phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng đa canh, đa ngành của hội viên, nông dân Trịnh Xuân Lời ở thôn Tiên An, xã Vĩnh Hòa; mô hình trồng trọt và chăn nuôi của hội viên Đoàn Văn Thọ ở thôn Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Thịnh.

 
Phó Chủ tịch Hội ND huyện Lê Văn Xinh, cho biết: “Việc thành lập các Tổ Vay Vốn đã giúp hội viên trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ về cây con giống, áp dụng tiến bộ KHKT, cung cấp thông tin tiêu thụ sản phẩm, phát huy nội lực của các thành viên trong việc huy động vốn, đất đai, lao động để phục vụ sản xuất nâng cao thu nhập".
 

Trúc Linh
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Đa dạng sản phẩm chế biến để mở rộng thị trường