An Giang: Nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ vốn cho nông dân
16:22 - 21/08/2024
(Quỹ HTND)- Những năm qua, Quỹ HTND đã trở thành kênh tín dụng quan trọng giúp bà con nông dân trên địa bàn tỉnh An Giang phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.


Từ nguồn vốn vay Quỹ HTND nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đầu tư trồng rau an toàn mang lại thu nhập khá


Nhằm triển khai tổ chức thực hiện Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân. Ban Điều hành quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh phối hợp với Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương Hội tổ chức lớp tập huấn nghiện vụ cho cán bộ Hội về nghiệp vụ quản lý Quỹ cho 186 cán bộ Hội các cấp; Tham gia góp đóng góp ý kiến đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP của Chính phủ.


Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh còn ban hành Kế hoạch số 03-KH/QHTND ngày 02/01/2024 về hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân và vận động tăng trưởng nguồn vốn Quỹ HTND năm 2024 và giao chỉ tiêu cho các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cấp ủy, UBND cùng cấp bổ sung nguồn vốn cho Quỹ HTND.


Kết quả, các cấp Hội đã vân động xây dựng 430 triệu đồng, nâng tổng nguồn vốn Quỹ HTND toàn tỉnh quản lý 34,443 tỷ đồng. Từ nguồn vốn trên, các cấp Hội tiến hành thẩm định qua đó giải ngân 112 dự án với tổng số vốn là 25,553 tỷ đồng với 828 hộ vay vốn, tạo việc làm cho trên 1.000 lao động; thu nợ trong kỳ được 29 dự án với 7,463 tỷ đồng của 244 hộ vay. 


Hiện nay, Hội Nông dân tỉnh quản lý dự nợ nguồn vốn Quỹ HTND là 11 dự án với số tiền 4,31 tỷ đồng có 108 hộ vay giải quyết việc làm cho trên 180 lao động.  Hội Nông dân tỉnh tập trung chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục củng cố kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý nguồn vốn Quỹ HTND; cấp cơ sở thực hiện tốt việc vận động tạo nguồn vốn, đăng nộp về Hội Nông dân các huyện, thị, thành phố đúng với Hướng dẫn 841-HD/HNDTW, ngày 11/9/2013 của Ban Thường vụ Trung ương Hội. 


Nguồn vốn Quỹ HTND đã phát huy vai trò chủ thể trong hỗ trợ hội viên nông dân vay phát triển sản xuất, tạo việc làm tại chỗ cho nông dân, góp phần nâng cao thu nhập nông dân và hạn chế tín dụng đen trong khu vực nông thôn. Hội viên, nông dân trên địa bàn được vay vốn từ nguồn Quỹ HTND đã có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, tăng thu nhập và trở nên khá, giàu.


Thông qua dự án, các hộ nông dân có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ, gắn bó với nhau; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy kinh tế hợp tác trong nông thôn, từng bước tạo thành vùng sản xuất có quy mô hàng hóa, mang lại giá trị kinh tế cao. Nguồn vốn Quỹ HTND các cấp đã tiếp sức cho hàng chục nghìn lượt hộ dân, nhóm hộ, tổ hợp tác, HTX trên địa bàn tỉnh có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.


Nguồn vốn Quỹ HTND các cấp triển khai cho vay với thủ tục đơn giản, gọn nhẹ; số vốn được vay tối đa đến 100 triệu đồng, các hộ vay không phải thế chấp; chu kỳ vay 36 tháng, thu phí 1 - 3 tháng/lần phù hợp với chu kỳ sinh trưởng và phát triển của từng loại cây, con nên các hộ nông dân Quảng Nam yên tâm đầu tư để phát triển sản xuất.


Các cấp Hội tích cực khai thác các nguồn vốn, kịp thời giải ngân cho hội viên, nông dân vay phát triển sản xuất. Nhằm nâng cao hiệu quả các mô hình, dự án vay vốn Quỹ HTND, Hội ND tỉnh đã tập trung hướng dẫn, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế theo đặc thù và lợi thế của từng vùng. Các cấp Hội thường xuyên phối hợp với ngành chức năng liên quan tổ chức các lớp tập huấn, tư vấn, hướng dẫn về phương án sản xuất, kinh doanh cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương.


Nhờ đó, nhiều địa phương trong tỉnh đã phát triển được những mô hình kinh tế liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao; các mô hình vừa phát triển kinh tế hiệu quả vừa gắn với việc xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. Nhiều mô hình kinh tế khi được xây dựng và triển khai còn giúp phát huy tốt các điều kiện, lợi thế sẵn có ở địa phương. 


Nhằm đánh giá Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, vận động tăng trưởng nguồn vốn, quản lý sử dụng vốn, kiểm tra, giám sát, lưu trữ hồ sơ, văn bản, giấy tờ liên quan khác, quản lý tài chính trong hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh thành lập Đoàn rà soát, kiểm tra tình hình sử dụng nguồn vốn vay tại Hội Nông dân 11 đơn vị cấp huyện. 


Qua kiểm tra, hầu hết các đơn vị thực hiện tốt Công tác lãnh đạo, chỉ đạo: có xây dựng kế hoạch hoat động năm, kế hoạch kiểm tra, giám sát quỹ, tham mưu cho cấp ủy bổ sung vốn Quỹ HTND, Giao chỉ tiêu vận động quỹ hỗ trợ nông dân cho cơ sở, củng cố Ban điều hành Quỹ cấp huyện, thực hiệt tốt tông tin báo cáo, lưu trữ hồ sơ ...  


Các cấp Hội đã củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý và điều hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ HTND. Các cấp Hội tiếp tục phối hợp tuyên truyền, đẩy mạnh chương trình phối hợp với các ngân hàng để hỗ trợ vốn giúp nông dân liên kết, hợp tác phát triển sản xuất, kinh doanh tham gia các chuỗi liên kết giá trị. Hội Nông dân các cấp luôn xác định rõ tầm quan trọng của nguồn vốn vay từ Quỹ HTND đối với các hoạt động của Hội ở cấp cơ sở.


Bên cạnh đó, các cấp Hội cũng luôn ưu tiên thực hiện giải pháp vận động phải đi đôi với hỗ trợ hội viên, nông dân. Cùng với công tác giải ngân vốn Quỹ HTND kịp thời, các hộ vay còn được các cấp Hội hướng dẫn phương án làm ăn để biết cách sử dụng đồng vốn đúng mục đích và phát huy tính hiệu quả. Thông qua các mô hình, dự án được triển khai nhằm thu hút thêm nhiều hội viên, nông dân tham gia vào tổ chức Hội, góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt các chi, tổ Hội cũng như xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.


Thông qua nguồn vốn tín chấp của các cấp Hội đã giúp nông dân mạnh dạn đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao vai trò, uy tín của tổ chức Hội, từ đó tập hợp, thu hút nông dân tham gia vào tổ chức Hội. Để nguồn vốn Quỹ phát huy hiệu quả, Hội ND các cấp trên địa bàn tỉnh thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý nguồn vốn cho cán bộ hội; phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho hội viên, nông dân. 


Nguồn vốn ưu đãi của Quỹ HTND đã trực tiếp giúp các hộ hội viên, nông dân có thêm điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả, nhiều mô hình thành công mang lại thu nhập cao cho các hộ tham gia.


Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; phát huy hiệu quả Chương trình liên ngành với Ngân hàng Nông nghiệp - Chi nhánh An Giang, thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ (nay là Nghị 116/2018/NĐ-CP). Hội các cấp phối hợp với các ngành, các doanh nghiệp bảo lãnh, cung ứng vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy nông nghiệp có chất lượng theo phương thức trả chậm gắn với chuyển giao kỹ thuật.


Kết quả đã phối hợp cung ứng vật tư đầu vào cho nông dân 296 tấn phân bón trị giá 5,7 tỷ đồng; 51 tấn thuốc bảo vệ thực vật trị giá 8,1 tỷ đồng; 308 tấn giống và 88.500 cây, con giống các loại trị giá 8,6 tỷ đồng; 4,8 tấn thức ăn chăn nuôi trị giá 1,24 tỷ đồng; 5 máy nông nghiệp trị giá trên 700 triệu đồng, giúp nông dân đầu tư sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho hội viên nông dân.


Bên cạnh đó, nhằm nâng cao hiệu qủa nguồn vốn Quỹ HTND, Hội Nông dân cấp huyện, cơ sở phối hợp với phòng Lao động thương binh & xã hội, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên mở 39 lớp dạy nghề nông thôn cho 1.261 hội viên nông dân, các nghề đào tạo chủ yếu là chăn nuôi, trồng trọt, tiểu thủ công nghiệp, sinh vật cảnh, chế biến và bảo quản nông sản. Học viên sau khi tham gia lớp dạy nghề đã thành lập các tổ hội nghề nghiệp và được hỗ trợ vốn từ Quỹ HTND, mạnh dạn áp dụng kiến thức, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó mang hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Ngoài ra, phối hợp tổ chức 03 buổi hội thảo giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động, có 92 người tham dự, có 03 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (Nhật bản).


Bên cạnh đó, Hội các cấp phối hợp cùng ngành chức năng và các công ty, doanh nghiệp tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, quản lý dịch hại trên cây trồng, vật nuôi, phòng chống biến đổi khí hậu được 565 cuộc có 12.676 hội viên, nông dân tham dự (nội dung: kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, kỹ thuật trồng cây có múi, kỹ thuật trồng rau an toàn,các biện pháp phòng chống hạn mặn,...), phối hợp tổ chức 63 cuộc hội thảo, có 1.972 lượt hội viên, nông dân dự; bên cạnh đó hướng dẫn nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ mới, chuyển đổi số vào trong sản xuất, chăn nuôi.


Có thể nói, nguồn vốn vay từ Quỹ HTND đã giúp hội viên, nông dân trong tỉnh có điều kiện đầu tư cho sản xuất, duy trì và phát triển các mô hình kinh tế để vươn lên thoát nghèo. Quỹ HTND tỉnh cũng đã thể hiện rõ vai trò làm điểm tựa giúp hội viên, nông dân có thêm việc làm, tạo nguồn lực để phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo; góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương.
Thúy Ngà
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email
Liên kết trong chăn nuôi dê nhốt chuồng