Sơn La: Tăng cường hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh
16:55 - 02/08/2024
(Quỹ HTND) - Đến nay, nguồn vốn Quỹ HTND giúp nhiều gia đình hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh Sơn La chuyển đổi sản xuất với những mô hình hiệu quả trong đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt. 
Với sự hỗ trợ từ nguồn vốn Quỹ, các cấp Hội đã hướng dẫn hội viên, nông dân trên địa bàn đầu tư phát triển các mô hình sản xuất liên kết, vừa giúp nâng cao lợi nhuận vừa gia tăng tính bền vững

 

Trong 6 tháng đầu năm 2024, nguồn vốn Quỹ HTND toàn tỉnh tăng  trưởng 4.858,6/7.900 triệu đồng, đạt 61,5% kế hoạch. Trong đó: Nguồn ngân sách cấp huyện, thành p hố cấp 4.299,4 triệu đồng; nguồn vận động các tổ chức, cá nhân, cán  bộ, hội viên, nông dân đóng góp 559,2 triệu đồng.


Lũy kế đến hết tháng 6/2024, tổng nguồn Quỹ HTND toàn tỉnh đạt 78.533,1 triệu đồng. Tính đến nay, Hội Nông dân các cấp đã đầu tư cho vay (kể cả nguồn mới và quay  vòng) là 23 dự án cho 200 hộ vay 8.512,4 triệu đồng. 


Nguồn vốn vay Quỹ HTND các cấp đã góp phần hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, xây dựng được các mô hình kinh tế hiệu quả ở khu vực nông thôn.


Nhiều mô hình liên kết theo chuỗi giá trị được hình thành tại nhiều địa phương trong tỉnh, góp phần tạo ra các sản phẩm chủ lực có chất lượng, khẳng định được thương hiệu, mang lại giá trị kinh tế cao và xây dựng, phát triển thành các sản phẩm nông nghiệp chất lượng.


Thực hiện văn bản thỏa thuận số 11789/VBTT ngày 28/12/2021 giữa Hội  Nông dân và ngân hàng CSXH Việt Nam, các cấp Hội đã chủ động phối  hợp với Chi nhánh ngân hàng CSXH cùng cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến  đến người dân các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, các cơ chế  nghiệp vụ của ngân hàng CSXH; chủ động phối hợp với ngân hàng CSXH cùng cấp tuyên truyền  toàn thể cán bộ, công chức, người lao động tại các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Sơn La nêu gương tham gia “Tuần lễ gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo  năm 2024”.


 Đến nay, tổng dư nợ thông qua tổ chức Hội Nông dân quản lý đạt 1.714.399,8 triệu đồng với 109.517 thành viên vay thông qua 1.004 Tổ TK&VV;  trong 6 tháng qua đã huy động gửi tiết kiệm tự nguyện đạt 109.517 triệu đồng.


Thực hiện Văn bản thỏa thuận giữa Agribank và Hội Nông dân tỉnh Sơn La  về thực hiện Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo  Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ, Hội Nông dân tỉnh  tiếp tục chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thành phố phối hợp với các chi nhánh  Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, thành phố tuyên truyền, vận  động tổ chức thành lập các tổ Vay vốn thông qua tổ chức Hội quản lý. Tính đến thời  điểm báo cáo, toàn tỉnh có 288 Tổ Vay vốn, tổng dư nợ cho vay là 1.117.177 triệu  đồng với 8.929 hộ được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. 


Thông qua hoạt động phối hợp với các ngân hàng vừa tạo điều kiện cho hội viên, nông dân vay vốn sản xuất, kinh doanh, vừa hạn chế nạn cho vay nặng lãi, tín dụng đen, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn.


Trong 6 tháng đầu năm 2024, các cấp Hội đã tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân với nhiều hình thức, thông qua  nhiều chương trình, dự án với 15.494 lượt hội viên tham gia. Qua đó, tạo điều kiện cho hội viên, nông dân tham quan học tập để nhân rộng, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.


Để nguồn vốn Quỹ HTND phát huy hiệu quả, Hội ND tỉnh luôn chú trọng công tác huy động xây dựng Quỹ, quản lý, điều hành, thẩm định dự án và giải ngân nguồn vốn bảo đảm thực hiện đúng quy trình, thủ tục quy định. Đồng thời, Hội cũng sẽ lựa chọn những mô hình vay vốn phù hợp, có tính khả thi, đảm bảo phát huy hiện quả nguồn vốn và có khả năng nhân rộng.


Bên cạnh đó, các cấp Hội Nông dân đã chú trọng việc cho vay vốn theo các dự án, mô hình điểm có sự liên kết của các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, chi Hội, tổ Hội nghề nghiệp hoặc các nhóm hộ cùng sản xuất một loại sản phẩm.


Vốn Quỹ HTND cũng là cầu nối tạo điều kiện để các cấp Hội thực hiện tốt việc vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học kỹ thuật, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh cơ cấu tập trung. Xuất phát từ nhu cầu nguyện vọng của hội viên, Hội Nông dân xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã đã tạo điều kiện bố trí nguồn lực từ nguồn vốn ủy thác của Quỹ HTND cho 10 hộ vay, với số vốn là 01 tỷ đồng để thực hiện dự án “Trồng và chăm sóc cây nhãn”.


Tất cả sản phẩm quả của Hợp tác xã Tâm Dũng đều được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và hiện nay Hợp tác xã chính thức là thành viên của Hội sản xuất và kinh doanh hoa quả sạch của tỉnh.


Thành viên Hợp tác xã Tâm Dũng, đồng thời cũng là hội viên nông dân xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La có được kết quả đó nhờ có sự góp sức của các cấp Hội, cấp ủy, chính quyền địa phương.


Có vốn, cùng với số vốn tự có, các hộ hội viên nông dân tham gia dự án đã mạnh dạn cải tạo mở rộng quy mô diện tích trồng nhãn. Sau hơn 3 năm thực hiện dự án, đến nay 10/10 hộ thành viên Hợp tác xã được vay vốn đã đầu tư cải tạo trồng, chăm sóc 34 ha  nhãn, trong đó 16 ha đã cho thu hoạch, năng suất bình quân 12 tấn/ha, tổng thu nhập hàng năm của Hợp tác xã từ 3,8 tỷ - 4 tỷ đồng/năm.


Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Hội cấp trên cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương, sự hướng dẫn, hỗ trợ của các Ban ngành, đoàn thể, đến nay xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã đã thành lập được 7 Hợp tác xã "Trồng cây ăn quả trên đất dốc".


Xác định ngành sản xuất chủ lực và bền vững nhất hiện nay đối với hội viên, nông dân trong xã là trồng cây ăn quả, đồng thời kết quả từ thực tiễn cho thấy để mang lại hiệu quả kinh tế cao thì các hộ phải liên kết sản xuất theo hướng hàng hóa, tham gia vào chuỗi giá trị, sản phẩm đạt chất lượng cao thì việc liên kết với các doanh nghiệp tìm thị trường tiêu thụ sẽ dễ dàng hơn.

 
Nguồn vốn Quỹ HTND đã tác động tích cực đến tinh thần hội viênnông dân, giải quyết được những vấn đề mà người nông dân mong muốn như: Được vay vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm, được tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả, từ đó khai thác hết được tiềm năng, lợi thế của gia đình và địa phương để nâng cao thu nhập.


Từ nguồn vốn Quỹ HTND đã giúp nhiều hội viên nông dân tỉnh Sơn La phát triển các mô hình trồng cây ăn quả chất lượng cao. Điển hình như Anh Mè Văn Anh bản Thàn, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu được vay vốn từ Quỹ HTND huyện cùng nguồn vốn của gia đình đã đầu tư trồng 3ha cam, xoài.


Đến nay, diện tích cây ăn quả đã cho sản lượng hơn 10 tấn xoài, trên 1 tấn cam, mang lại thu nhập 150 triệu đồng/năm. Nhờ số tiền thu được anh đầu tư vào hệ thống tưới nhỏ giọt, mua bò giống về nuôi sinh sản. Qua đó, giúp anh giảm được công chăm sóc, chi phí phân bón, nâng cao năng suất, chất lượng.


Từ nguồn vốn Quỹ HTND, hộ gia đình anh Bùi Văn Việt, bản Chiềng Thi, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, Sơn La đã vốn để xây dựng mô hình nuôi bò sinh sản, vỗ béo với 3 khu chăn nuôi riêng biệt.

 
 Nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh Sơn La cũng đã giải ngân cho 10 thành viên của HTX Trường Tiến, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn vay 1 tỷ đồng để phát triển mô hình trồng cây ăn quả. Từ nguồn vốn vay của Quỹ HTND, các thành viên HTX đã mua giống, phân bón, áp dụng kỹ thuật vào chăm sóc vườn cam.


Gia đình anh anh Hoàng Văn Hoàn, thành viên HTX đã đầu tư hệ thống tưới tự động cho hơn 1ha cam và tích cực học tập kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Vườn cam nhà anh Hoàn vụ này sai quả, hứa hẹn mang lại cho gia đình khoản thu nhập ổn định.


Trước đây gia đình ông Hoàng Văn Chất ở bản Củ, xã Chiềng Ban (Mai Sơn, Sơn La) chỉ canh tác nhỏ lẻ nên thu nhập thấp. Nhờ tham gia HTX Trường Tiến, gia đình ông được vay vốn Quỹ HTND đầu tư phát triển trồng cây ăn quả theo quy trình VietGAP và sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ.


Có vốn, ông chuyển đổi một phần diện tích đất trồng cà phê sang trồng cây ăn quả có múi. Đến nay, gia đình ông đã trồng được khoảng 4.000 cây trên diện tích 4 ha gồm 7 loại: Cam Vinh lòng vàng, cam V2, cam C36, cam đỏ, cam Mỹ, bưởi da xanh, cam đường; đồng thời duy trì 2 ha cà phê trồng xen cam, bưởi, bơ đã cho thu hoạch, mang lại thu nhập cả tỷ đồng/năm.


HTX Trường Tiến hiện có 15 thành viên, với diện tích sản xuất 20 ha cây ăn quả có múi, 30 ha cà phê, ngoài ra các thành viên còn có 4,6 ha lúa 2 vụ đảm bảo lương thực tại chỗ và chăn nuôi đại gia súc nhốt chuồng tăng gia sản xuất. Hàng năm, HTX đã bán ra thị trường trên 150 tấn cam các loại, trong đó, cung cấp 30 tấn cam và quýt đường cho hệ thống siêu thị Big C tại Hà Nội; 300 tấn quả cà phê tươi, doanh thu trên 5 tỷ đồng.

 
Ngoài đầu tư khu chuồng nuôi, gia đình còn đầu tư hệ thống xử lý chất thải, hầm biogas nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường, đảm bảo vệ sinh thú y trong chăn nuôi. Toàn bộ chất thải trong chăn nuôi bò sẽ được gia đình tận dụng làm phân bón cho đồng cỏ. Với kỹ thuật nuôi bò khoa học, đàn bò của gia đình tôi lớn nhanh, cho năng suất cao và bán được giá cao. Một năm, gia đình anh xuất bán từ 30-35 con bò giống và 10-12 bò vỗ béo. Sau khi trừ chi phí, gia đình thu lãi trên 400 triệu đồng.


Để phát huy hiệu quả nguồn vốn Quỹ HTND, Hội Nông dân tỉnh thường xuyên tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu vay vốn của hội viên và chỉ đạo Hội Nông dân các địa phương cắt giảm thủ tục rườm rà để đồng vốn nhanh chóng đến với hội viên; ưu tiên gia đình hội viên nghèo cần vốn phát triển sản xuất. Hội Nông dân tỉnh đôn đốc các cấp hội kiểm tra, giám sát để vốn vay được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả.


Hội tổ chức triển khai giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát  triển nông nghiệp - nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015  của Chính phủ tại Ban Chỉ đạo cho vay nông nghiệp - nông thôn tại huyện Vân Hồ, Thành phố Sơn La.

 
Thời gian tới, các cấp Hội tiếp tục tổ chức kiểm tra việc triển khai kế hoạch hoạt động của Quỹ HTND, đẩy mạnh phát triển nguồn vốn Quỹ HTND các cấp để tăng nguồn vốn; triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản thỏa thuận đã  được ký kết với các ngân hàng; tổ chức hoàn thành các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông  dân, triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình dự án nhằm nhân rộng các mô hình hiệu quả.


 

Bình Vui
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Đa dạng sản phẩm chế biến để mở rộng thị trường