Xây dựng mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế địa phương nhờ nguồn vốn Quỹ HTND
11:41 - 04/07/2024
(Quỹ HTND)- Nguồn vốn Quỹ HTND Thanh Hóa có tác dụng thiết thực đối với các hộ hội viên, nông dân, là một trong những nguồn tín dụng trợ giúp nông dân mở rộng sản xuất, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Từ đó, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống và làm giàu, tạo phong trào phát triển kinh tế tại địa phương, hạn chế được tình trạng tín dụng đen, củng cố niềm tin trong hội viên.

Chế biến gạo làm bánh đa, tại xã Thiệu Châu, huyện Thiệu Hóa


Sáu tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã xây dựng, vận động được 551,8 triệu đồng, nâng tổng nguồn vốn Quỹ HTND các cấp trong tỉnh đến nay đạt gần 65 tỷ đồng. Trong đó, vốn Trung ương ủy thác 18 tỷ đồng; ngân sách cấp 25,05 tỷ đồng; nguồn vốn vận động 21,625 tỷ đồng; nguồn vốn bổ sung đạt hơn 216 triệu đồng.
 

Hiện, với dư nợ cho vay trên toàn tỉnh đạt 64.221 triệu đồng, thông qua 737 dự án cho 2.687 hộ hội viên, nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Năm 2024, các cấp Hội trong tỉnh đã hướng dẫn, thành lập mới được 27 Tổ hợp tác, 10 Hợp tác xã, thành lập mới 26 tổ Hội ND nghề nghiệp và 11 chi Hội ND nghề nghiệp. Hướng dẫn, giúp đỡ các hộ vay vốn ở 12 dự án vay vốn Quỹ HTND có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, VietGAP.
 

Tiêu biểu như: Dự án “Trồng cây lá dong mở rộng sản xuất bánh lá răng bừa truyền thồng gắn với xây dựng sản phẩm OCOOP” tại xã Thạch Long, huyện Thạch Thành đã góp phần, tạo vùng nguyên liệu và sản phẩm bánh lá răng bừa đạt OCOP 3*; dự án “Trồng cây Đào cảnh” tại xã Thọ Dân, huyện Triệu Sơn đã xây dựng thành công chi Hội Nông dân nghề nghiệp trồng đào cảnh; dự án “Trồng rau an toàn đạt VietGAP” xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa và dự án “Trồng rau quả an toàn” xã Vạn Hòa, huyện Nông Cống đã góp phần xây dựng tạo vùng nguyên liệu rau quả an toàn đạt chuẩn VietGAP cho địa phương.
 

Nhìn chung, các dự án Quỹ HTND cho vay trên địa bàn đều được các cấp Hội trong tỉnh lựa chọn từ những mô hình điểm, điển hình của địa phương gắn với xây dựng, duy trì và phát triển các chi, tổ Hội ND nghề nghiệp, Tổ hợp tác, Hợp tác xã, xây dựng các sản phẩm OCOP, sản phẩm an toàn thực phẩm, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các sản phẩm chủ lực của địa phương. Trong đó, yêu cầu các dự án vay vốn lần đầu đều phải thành lập được Tổ hợp tác, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp và các dự án quay vòng lần 2 phải xây dựng thành lập được Hợp tác xã, chi Hội ND nghề nghiệp nhằm hình thành các vùng sản xuất, chuỗi liên kết hàng hóa, tạo dựng thương hiệu nông sản, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
 
 
Bên cạnh đó, đến nay 26/27 huyện, thị, thành Hội thực hiện tín chấp với Ngân hàng Agribank cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong đó, có 545 xã, phường, thị trấn thành lập được Ban Chỉ đạo Chương trình số 01 cấp xã, với dư nợ đạt hơn 11.518 tỷ đồng thông qua 2.940 Tổ vay vốn cho 87.760 thành viên vay vốn.
 
 
Thực hiện Chương trình phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, đến nay dư nợ qua tổ chức Hội đạt 4.728 tỷ đồng với 2.238 Tổ TK&VV với 83.746 thành viên có dư nợ. Ngoài ra, tỉnh Hội đã phối hợp với Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh Thanh Hóa triển khai cho vay vốn ở 20 huyện, thị, thành phố trong tỉnh, với số dư nợ gần 68 tỷ đồng với 2.949 thành viên đang có dư nợ.
 
 
Các nguồn vốn trên đã tạo điều kiện cho các cấp Hội thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh và đời sống; đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào Hội, phát triển và nâng cao chất lượng hội viên; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt; góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Hội Nông dân trong hệ thống chính trị.
 

Anh Đức
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Đa dạng sản phẩm chế biến để mở rộng thị trường