Tiền Giang: Vốn Quỹ góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất
14:19 - 16/10/2023
(Quỹ HTND)- Hiện, tổng nguồn vốn Quỹ HTND toàn tỉnh đạt hơn 82,6 tỷ đồng. Trong đó, vốn Trung ương ủy thác 15,5 tỷ đồng, ngân sách cấp 23,5 tỷ đồng, nguồn vốn vận động 46 tỷ đồng, nguồn vốn bổ sung hơn 271 triệu đồng. Các dự án vay vốn Quỹ đã góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thúc đẩy sự liên kết, hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị, kinh tế nông nghiệp phát triển…
Các dự án vay vốn Quỹ đã góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo thành các vùng sản xuất hàng hóa.


Tiêu biểu như Quỹ HTND huyện Cái Bè, đến nay, nguồn vốn trong toàn huyện đạt gần 9 tỷ đồng, giải ngân cho trên 5.000 lượt hộ vay. Trong đó, nguồn vận động được trên 3,7 tỷ đồng, đạt 126,4% so với kế hoạch nhiệm kỳ đề ra. Những hộ vay vốn được hướng dẫn kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất để sử dụng nguồn vốn vay đạt hiệu quả. Ngoài ra, Hội ND huyện kết hợp với Hội ND tỉnh giải ngân các dự án của tỉnh và Trung ương ủy thác về cải tạo vườn tạp, chăn nuôi heo, bò, trồng và chăm sóc cây mít, cây sầu riêng cho 170 hộ vay trên 5 tỷ đồng. Đến nay, các dự án được nông dân tin tưởng áp dụng vẫn duy trì ổn định, đạt hiệu quả tốt và dần lan tỏa tích cực trong cộng đồng.
 
 
Từ năm 2018 - 2023, Quỹ HTND các cấp thành phố Mỹ Tho đã cho 300 lượt hộ vay trên 2,2 tỷ đồng nguồn để sản xuất, kinh doanh; giải ngân cho 330 hộ vay trên 3,9 tỷ đồng từ nguồn vốn Quỹ HTND Trung ương, tỉnh và thành phố để thực hiện 13 dự án chăn nuôi, trồng trọt; phối hợp với các ngân hàng giải ngân 217,9 tỷ đồng cho trên 3.800 lượt hộ vay. Các mô hình, dự án vay vốn này đã góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương; đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi.
 
 
Quỹ HTND huyện Chợ Gạo được Trung ương Hội, tỉnh và huyện ủy thác thực hiện 5 dự án chăn nuôi bò cho 112 hộ vay hơn 2,2 tỷ đồng Quỹ HTND tại 5 xã: Phú Kiết, An Thạnh Thủy, Song Bình, Hòa Định, Bình Phục Nhứt.
 
 
Để nhân rộng mô hình nuôi bò sinh sản, hỗ trợ hội viên, nông dân ổn định sản xuất vươn lên làm giàu, năm 2022 Hội ND huyện tiếp tục sử dụng nguồn dự án vay ủy thác hỗ trợ cho 82 hộ tại 6 xã: Lương Hòa Lạc, Thanh Bình, Hòa Định, Quơn Long, Đăng Hưng Phước, Bình Phục Nhứt vay 2,7 tỷ đồng Quỹ HTND. Nhìn chung, các dự án chăn nuôi bò đang phát triển tốt, đem lại hiệu quả cao, nhiều hộ sản xuất có lãi.
 
 
Điển hình như gia đình chị Trương Thị Kiều Nguyên ở ấp Vĩnh Phước, xã Đăng Hưng Phước (huyện Chợ Gạo) là một những hộ được vay vốn Quỹ HTND đầu năm 2022 để chuyển sang nuôi bò sinh sản. Mô hình đã giúp gia đình chị khắc phục khó khăn trong chọn con giống, kỹ thuật chăn nuôi ngày càng thuần thục. Đến nay, đàn bò sinh sản của chị đã vào thời kỳ cho năng suất, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
 
 
Một điển hình khác là ông Lê Văn On - ấp Tân Hòa, xã Tân Hội (thị xã Cai Lậy) được vay 50 triệu đồng Quỹ HTND thực hiện Dự án nuôi cá và cải tạo vườn tạp do Hội ND xã triển khai. Có vốn, gia đình ông đã chuyển đổi 01 ha đất trồng lúa bấp bênh sang mô hình nuôi và ương dưỡng cá giống, lập vườn trồng dừa, mít... Trừ mọi chi phí, trung bình gia đình ông lãi ròng trên 300 triệu đồng/năm.
 
 
Bên cạnh đó, đến nay, 164/164 cơ sở Hội đã thực hiện nhận uỷ thác với ngân hàng CSXH với tổng dư nợ hơn 1.659 tỷ đồng cho 47.019 hộ vay thông qua 1.175 Tổ TK&VV.
 
 
Điển hình như: Bà Phan Thị Mai ở ấp Mỹ Phú, xã Phước Thanh (huyện Châu Thành) được vay 100 triệu đồng ngân hàng CSXH trồng khóm và thuê đất trồng sen, hiện đã có thu nhập ổn định và thoát nghèo. Hay ông Châu Văn Sáu ở xã Phú Cường (huyện Cai Lậy) vay 100 triệu đồng chương trình hộ mới thoát nghèo để nuôi bò và dê sinh sản. Hiện gia đình ông đã có thu nhập ổn định, thoát nghèo bền vững
 
 
Thực hiện Nghị định 55 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đến nay tổng dư nợ của các chương trình tín dụng ngân hàng NN&PTNT qua tổ chức Hội đạt hơn 2.529 tỷ đồng cho 29.935 hộ vay thông qua 990 Tổ Vay vốn.
 
 
Các nguồn vốn trên đã hỗ trợ hội viên, nông dân đầu tư sản xuất, kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cây trồng, vật nuôi, có ý nghĩa tích cực trong việc thực hiện các chương trình xóa khó giảm nghèo, tạo việc làm, giảm các tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Tuấn Tiến
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Đa dạng sản phẩm chế biến để mở rộng thị trường