Kinh tế hộ gia đình phát triển nhờ Quỹ HTND
08:08 - 06/09/2023
(Quỹ HTND)- Thời gian qua, Quỹ HTND thành phố Hà Nội đã giúp hàng nghìn hội viên, nông dân có điều kiện để phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập.
Đến nay, trên địa bàn thành phố có nhiều dự án đang được thực hiện nhờ nguồn vốn Quỹ HTND, mang lại thu nhập cao cho nông dân



Hội Nông dân thành phố đã xây dựng và thực hiện Chương trình số 12-CTr/HNDTP, ngày 16/4/2019 về “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ vốn cho nông dân phát triển kinh tế làm giàu, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2019-2023”.


Trong nhiệm kỳ qua, nguồn vốn Quỹ HTND thành phố tăng trưởng 223,209 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 6,7%. Trong đó: Quỹ cấp Thành phố tăng 165,094 tỷ đồng (ngân sách Thành phố cấp 140 tỷ đồng); Quỹ cấp huyện quản lý tăng 58,114 tỷ đồng.


18/18 Quỹ cấp huyện đạt trên 1.000 triệu đồng. Các đơn vị tăng trưởng Quỹ cấp huyện cao tiêu biểu như: Hội ND huyện Sóc Sơn, Quốc Oai, Thạch Thất... 07/18 đơn vị Quỹ cấp huyện đạt trên 5.000 triệu đồng gồm: Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Trì, Quốc Oai, Mê Linh, Ba Vì và Thạch Thất (ngân sách cấp huyện bổ sung 45,95 tỷ đồng, ngân sách cấp xã cấp 5,88 tỷ đồng).


406/406 cơ sở Hội vận động xây dựng được Quỹ HTND; 250/406 Hội ND cấp xã được UBND cấp xã chuyển nguồn ngân sách bổ sung nguồn Quỹ HTND số tiền 8.293 triệu đồng. Nhiều đơn vị hàng năm 100% cơ sở đều tăng trưởng Quỹ như: Quốc Oai, Phú Xuyên, Ba Vì và Phúc Thọ nâng tổng nguồn vốn Quỹ HTND toàn thành phố đạt 781,129 tỷ đồng.


Trong đó: Nguồn Quỹ Trung ương Hội ủy thác 2.000,0 triệu đồng (chiếm 0,25%); Quỹ cấp Thành phố 650.048,9  triệu đồng (chiếm 84,45%); Quỹ cấp huyện, thị xã 84.089,4  triệu đồng (chiếm 10,9%); Quỹ do Hội Nông dân cấp xã vận động, xây dựng 33.742,4 triệu đồng (chiếm 4,4%). Công tác cho vay, thu hồi vốn được thực hiện theo đúng hướng dẫn, quy trình, quy định, đảm bảo an toàn nguồn vốn.


Trong nhiệm kỳ, các cấp Hội đã tiến hành thu hồi 2.753 dự án đến hạn với số tiền 965.626  triệu đồng của 55.026 lượt hộ vay vốn; giải ngân 1.175.716 triệu đồng cho 46.516 lượt hộ hội viên, nông dân vay tại 2.820 dự án phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong đó các dự án chăn nuôi, trồng trọt (chiếm gần 70%), còn lại là cho vay kinh doanh dịch vụ và các dự án khác.


Thực hiện Nghị quyết 04-NQ/HNDTW ngày 05/8/2019 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII về “Đẩy mạnh xây dựng chi Hội Nông dân nghề nghiệp, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp”, các cấp Hội đã triển khai cho vay 157 dự án vay vốn xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, Tổ hợp tác, Hợp tác xã và 499 dự án xây dựng các chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp với số tiền 496, 307 tỷ đồng cho 11.368 hộ vay từ nguồn vốn Quỹ HTND thành phố quản lý.


Để nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả, các cấp Hội đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng tiến hành khảo sát địa bàn để lựa chọn mô hình. Đồng thời, tổ chức họp chi Hội để bình xét hộ vay công khai, đảm bảo hoạt động cho vay vốn được triển khai đúng đối tượng, điều kiện vay, thời hạn và mức vay.


Bên cạnh công tác giải ngân cho vay nguồn vốn, các cấp Hội cũng thường xuyên chủ động phối hợp ngành chức năng trên địa bàn tổ chức các lớp dạy nghề, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất mới. Qua đó, giúp hội viên, nông dân được tiếp cận với những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nâng cao kiến thức, đem áp dụng vào sản xuất để biết cách phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng cũng như cách thức phòng tránh dịch bệnh cho đàn vật nuôi.


Các cấp Hội cũng thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt để trao đổi kinh nghiệm, đi tham quan ở những mô hình kinh tế hiệu quả nhằm giúp bà con nông dân có cơ hội được trực tiếp học hỏi và chia sẻ cách thức làm ăn với nhau.


Qua các năm, nguồn vốn Quỹ HTND luôn đảm bảo tính công khai, dân chủ, tạo sự thống nhất cao trong tổ chức Hội. Qua nguồn vốn trên đã giúp hội viên, nông dân mở rộng, nâng cao quy mô sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề, tạo việc làm, thúc đẩy ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương.


 Tiêu biểu như các mô hình, dự án: Trồng rau sạch tại xã Bắc Hồng, tổ Hội nghề nghiệp “Đầu tư phát triển sản phẩm đồ gỗ” xã Vân Hà, huyện Đông Anh; dự án “Phát triển đồ mộc dân dụng” tại xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng; trồng dưa lưới công nghệ cao tại xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa; chăn nuôi vịt đẻ trứng, thương phẩm VIETGAP ở xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ; cải tạo và chăm sóc bưởi tôm vàng tại xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng; phát triển chăn nuôi bò sinh sản và trồng bưởi ở xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì; dự án chăn nuôi bò sinh sản xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây; tổ Hội nghề trồng cây ăn quả xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ.


Nguồn vốn Quỹ HTND các cấp được sử dụng ngày càng hiệu quả, thiết thực, hỗ trợ nhiều hộ nông dân vươn lên khá giàu, trở thành hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hội viên, nông dân.


Bên cạnh đó, các cấp Hội đã phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng tạo điều kiện về vốn cho hội viên, nông dân vay vốn sản xuất, kinh doanh. Dư nợ ngân hàng CSXH  hiện đạt 3.265,307 tỷ đồng cho 67.994 hộ vay; phối hợp với ngân hàng Nông nghiệp & PTNT đóng trên địa bàn tín chấp cho 13.015 hộ hội viên vay 1.279 tỷ đồng thông qua 1.034 Tổ liên kết vay vốn; phối hợp với ngân hàng Bưu điện Liên Việt cho 193 hộ vay nông dân vay số tiền 16,1 tỷ đồng tại 24 Tổ.


Thông qua hoạt động phối hợp với các ngân hàng vừa tạo điều kiện cho hội viên, nông dân vay vốn sản xuất, kinh doanh, vừa hạn chế nạn cho vay nặng lãi, tín dụng đen, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn.


Ngoài ra, các cấp Hội phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các hoạt động khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm; tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp cho 850.537 lượt hội viên nông dân; hỗ trợ, hướng dẫn nông dân xây dựng thành công hàng trăm mô hình điểm về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGap; các mô hình: Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ; mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản; sản xuất thích ứng với hạn; mô hình kinh doanh dịch vụ, làng nghề. Qua đó, tạo điều kiện cho hội viên, nông dân tham quan học tập để nhân rộng, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.


Đến nay, Quỹ HTND trở thành kênh dẫn vốn quan trọng trong mối quan hệ mật thiết giữa các cấp Hội và hội viên, nông dân. Qua các năm, Quỹ HTND các cấp không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động để phù hợp với thực tế tái cơ cấu ngành nông nghiệp, dần đáp ứng nhu cầu vay vốn của hội viên, nông dân trên địa bàn.


Qua đánh giá, 100% hộ vay đều sử dụng đồng vốn đúng mục đích, bước đầu đem lại hiệu quả. Nguồn vốn vay của Quỹ HTND các cấp đã giúp hội viên, nông dân có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, tạo công ăn việc làm.


Tại nhiều địa phương đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả, được các cấp, các ngành đánh giá cao. Bên cạnh đó, các cấp Hội đã chú trọng việc cho vay theo các dự án, mô hình điểm có sự liên kết của các tổ hợp tác, chi, tổ Hội nghề nghiệp hoặc các nhóm hộ.


Qua đó, đã giúp hình thành nên mô hình các chi, tổ Hội, Tổ hợp tác, Hợp tác xã tập trung đầu tư phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm gia tăng thu nhập cho các hộ nông dân tham gia.


Thông qua các dự án Quỹ HTND và các chương trình hỗ trợ của các ngành, các Công ty, doanh nghiệp đã tạo điều kiện hỗ trợ cho hội viên, nông dân vốn, kỹ thuật để mở rộng quy mô sản xuất, phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả từng bước hình thành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.


Hội Nông dân các huyện, thị xã đã phối hợp tổ chức tuyên truyền, tập huấn bồi dưỡng về kỹ năng xây dựng, phát triển mô hình kinh tế tập thể, Hợp tác xã; công tác quản lý, tổ chức sản xuất cho 24.694 cán bộ Hợp tác xã, Tổ hợp tác, hội viên nông dân; phối hợp vận động, hướng dẫn hỗ trợ thành lập 98 Hợp tác xã và 1.135 Tổ hợp tác với 13.700 thành viên tham gia trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản và kinh doanh dịch vụ.


Một số Hợp tác xã tiêu biểu như: HTX sản xuất mộc dân dụng tại xã Liên Hồng, Tân Lập, huyện Đan Phượng; Hợp tác xã chăn nuôi gà đẻ trứng sạch tại xã Việt Hùng, huyện Đông Anh; sản xuất các giống cây có múi và trồng bưởi đường Quế Dương, huyện Hoài Đức; trồng rau sạch, rau an toàn ở các huyện Phúc Thọ, Gia Lâm, Đan phượng và Chương Mỹ.


Các mô hình kinh tế tập thể, Tổ hợp tác, Hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng, phát triển kinh tế tập thể ở địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của hội viên, nông dân.


Bên cạnh đó, các cấp Hội còn tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm, đảm bảo an toàn, minh bạch, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.


Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp tín dụng, hỗ trợ vốn cho nông dân, thành Hội tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện Đề án thành lập, tổ chức hoạt động Quỹ HTND theo Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành về tổ chức, thành lập và hoạt động Quỹ HTND, đảm bảo hoạt động hiệu quả; củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng nguồn nhân lực quản lý, điều hành Quỹ HTND các cấp theo hướng chuyên nghiệp; tham mưu với cấp ủy, đề xuất với chính quyền cùng cấp hàng năm trích ngân sách bổ sung vốn điều lệ Quỹ hỗ trợ nông dân  phù hợp với khả năng của ngân sách địa phương; đồng thời nhân rộng và nâng cao hiệu quả mô hình Hội ND tín chấp với các tổ chức tín dụng hỗ trợ nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng dư nợ với các ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn vay.


Được hỗ trợ kịp thời nguồn vốn vay, hội viên, nông dân đã mạnh dạn đầu tư mua thêm cây, con giống, xây dựng chuồng trại, ứng dụng khoa học kĩ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, hình thành những mô hình hay, đạt hiệu quả.


Đa số hội viên tham gia thực hiện các dự án vay vốn đều có ý thức xây dựng mô hình, sử dụng đúng mục đích nhằm phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn; đồng thời, có trách nhiệm hoàn trả vốn vay khi đến thời hạn đúng quy định. Nhiều mô hình, dự án liên kết đạt hiệu quả nhờ tận dụng lợi thế vùng, phát huy được các thế mạnh của mỗi địa phương cũng đã góp phần hình thành nên những vùng sản xuất hàng hóa nông sản phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.


Nguồn vốn Quỹ HTND đã hỗ trợ bà con nông dân chuyển đổi nhận thức để hướng sang sản xuất tập trung, liên kết và dần phát triển thành các vùng nguyên liệu lớn nhằm gia tăng năng suất và thu nhập. Từ đó, các cấp Hội còn chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, công ty tổ chức tốt hoạt động bao tiêu sản phẩm đầu ra, giúp bà con nông dân yên tâm đẩy mạnh phát triển sản xuất sản xuất.



 
Nhất Thu
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email
Liên kết trong chăn nuôi dê nhốt chuồng