Quỹ HTND Thanh Hóa: Hỗ trợ hơn 2 nghìn hộ vay vốn phát triển sản xuất
16:15 - 23/02/2023
(Quỹ HTND)- Đến hết năm 2022, nguồn vốn Quỹ HTND tăng trưởng 4.095 triệu đồng, nâng tổng nguồn vốn Quỹ HTND toàn tỉnh đạt 62.734 tỷ đồng.

Các hộ vay vốn Quỹ HTND đầu tư vốn đúng mục đích, hiệu quả, góp phần vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống. Ảnh minh họa

27/27 huyện xây dựng được Quỹ HTND. Trong đó: 9 huyện có nguồn vốn Quỹ HTND đạt mức 1 tỷ đồng trở lên gồm: Nga Sơn, thành phố Thanh Hóa, Đông Sơn, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, thị xã Nghi Sơn, Nông Cống, Thọ Xuân, Hà Trung; 12 đơn vị: Như Xuân, Triệu Sơn, Thạch Thành, Như Thanh, Lang Chánh, Hậu Lộc, thị xã Bỉm Sơn, Quảng Xương, Thường Xuân, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc và Yên Định đạt mức Quỹ HTND từ 500 triệu - dưới 1 tỷ đồng; 6 huyện đạt mức Quỹ HTND dưới 500 triệu đồng.
 

22/27 Hội ND cấp huyện  và 377 xã, phường, thị trấn hoàn thành chuyển vốn Quỹ cấp xã vận động được về huyện quản lý theo quy định với tổng số tiền là 11,244 tỷ đồng.
 

Năm 2022, Ngân sách tỉnh cấp vốn Điều lệ cho Quỹ HTND tỉnh được 1,5 tỷ đồng; Ngân sách huyện cấp bổ sung cho Quỹ HTND cấp huyện là 400 triệu (huyện Nga Sơn và Quảng Xương). 07/27 huyện được Ngân sách địa phương cấp 4,1 tỷ đồng sang cho Quỹ (thành phố Thanh Hóa 1 tỷ đồng, huyện Nga Sơn 1,3 tỷ đồng, huyện Triệu Sơn 500 triệu đồng, thị xã Bỉm Sơn 300 triệu đồng; huyện Thiệu Hóa 200 triệu đồng; thị xã Nghi Sơn 300 triệu đồng, huyện Bá Thước 100 triệu đồng, huyện Quảng Xương 400 triệu đồng).
 
 
Bên cạnh đó, nhiều huyện hàng năm tổ chức các cuộc vận động từ lực lượng cán bộ, công nhân, viên chức và lực lượng vũ trang trên toàn huyện nhằm tăng trưởng nguồn vốn, đạt kết quả cao, như: Huyện Hà Trung, huyện Lang Chánh, huyện Đông Sơn, huyện Như Xuân, huyện Thường Xuân...
 

Điển hình trong công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong tổ chức vận động, tăng trưởng nguồn vốn có các huyện: Nga Sơn, thành phố Thanh Hóa, Đông Sơn, Thường Xuân, Như Xuân, Quảng Xương, Lang Chánh, Triệu Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Bá Thước...; Hội ND các xã: Nga Giáp, Nga Thạch và thị trấn Nga Sơn huyện Nga Sơn, xã Yên Dương huyện Hà Trung, xã Vĩnh Yên huyện Vĩnh Lộc, phường Đông Lĩnh, thành phố Thanh Hóa…
 
  
Đến nay, dư nợ cho vay nguồn Quỹ HTND trên toàn tỉnh đạt 60,777 tỷ đồng, thông qua 624 dự án cho 2.398 hộ vay. Trong đó: Nguồn Quỹ Trung ương 17 tỷ đồng cho 340 hộ vay tại 34 dự án; nguồn Quỹ cấp tỉnh 20,853 tỷ đồng cho 337 hộ vay tại 47 dự án; nguồn Quỹ cấp huyện 22.924 triệu đồng cho 1.721 hộ vay tại 543 dự án.
 

Từ nguồn vốn Quỹ HTND các cấp, Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh đã chỉ đạo Hội ND các cấp thành lập mới 30 Tổ Hợp tác, 07 HTX: Trồng cây ăn quả xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân; chăn nuôi gà sinh sản phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa; làm nghề cheo đèn xã Hoằng Trạch, huyện Hoằng Hóa; trồng cây dược liệu xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân; sản xuất rau, củ quả an toàn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa; chế biến, sản xuất bánh đa và miến gạo Đông Văn, huyện Đông Sơn; mật mía xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành; thành lập mới 29 Tổ Hội ND nghề nghiệp và 08 chi Hội ND nghề nghiệp, hướng dẫn, giúp đỡ các hộ vay vốn ở 10 dự án có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, VietGap.
 
 
Hầu hết các dự án vay vốn Quỹ HTND đều mang lại hiệu quả, tiêu biểu như: “Trồng dưa trong nhà màng” tại thị trấn Thiệu Hóa đã xây dựng thành công HTX sản xuất rau, củ quả an toàn Vạn Hà và 02 sản phẩm đạt OCOP; dự án “Nuôi gà sinh sản” tại phường Quảng Thành đã xây dựng thành công HTX, đồng thời xây dựng thương hiệu, nhãn mác và quy trình VietGap cho sản phẩm trứng gà của HTX nuôi gà sinh sản Quảng Thành; dự án “Sản xuất bánh đa và miến gạo” tại xã Đông Văn huyện Đông Sơn đã góp phần đẩy mạnh thương hiệu làng nghề bún, bánh Đông Văn, đồng thời xây dựng các sản phẩm bánh đa nem, miến gạo đạt sản phẩm OCOP.
 
 
Đến nay, 26/27 huyện, thị, thành Hội thực hiện tín chấp với Ngân hàng NN&PTNT cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh với dư nợ đạt 10.171 tỷ đồng, tăng 1.079 tỷ đồng so với đầu năm 2022 cho 89.177 thành viên vay với 2.973 Tổ Vay vốn.
 

Các cấp Hội còn phối hợp với Ngân hàng CSXH ủy thác cho 78.375 hộ vay 4.003 tỷ đồng thông qua 2.183 Tổ TK&VV. Dư nợ bình quân 51 triệu đồng/hộ, tăng 9 triệu đồng so với đầu năm. 27/27 Hội cấp huyện và 520/553 Hội cấp xã nhận ủy thác. Hàng tháng, Hội phối hợp với Ngân hàng CSXH tích cực triển khai đánh giá phân loại các Tổ TK&VV theo định kỳ. Theo đó, có 2.219 Tổ TK&VV xếp loại tốt; 63 Tổ xếp loại khá.
 

Để đa dạng nguồn vốn vay, các cấp Hội còn phối hợp với chi nhánh Ngân hàng Bưu điện Liên Việt triển khai cho vay vốn ở 19 huyện, thị, thành phố với dư nợ 188,221 tỷ đồng, thông qua 370 Tổ Vay vốn với 5.035 thành viên dư nợ.
 
 
Trong năm, các cấp Hội phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức 2.774 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 345.398 lượt cán bộ, hội viên, nông dân; hướng dẫn xây dựng 258 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng chuỗi giá trị.
 

Điển hình là tập huấn, hướng dẫn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho sản phẩm Lúa Ri02 tại xứ đồng Hãn Cáo, thôn Ðông Mỹ, xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa (Diện tích: 04 ha), mận Tam Hoa tại huyện Mường Lát và sản phẩm rau, củ quả tại xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh; tập huấn quy trình VietGAP cho sản phẩm lúa nếp Hương Trà Giang tại thị trấn Hậu Lộc và sản phẩm lúa thảo dược tại xã Hải Nhân, thị xã Nghi Sơn và thiết kế tem nhãn truy xuất xuất xứ cho sản phẩm nông sản.
 

Nhằm phát huy hiệu quả đồng vốn, Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh đã trực tiếp kiểm tra hoạt động Quỹ HTND của 03 huyện: Yên Định, Hoằng Hóa, Hà Trung và 06 xã; Ban Thường vụ Tỉnh Hội thành lập Đoàn kiểm tra hoạt động Hội với hoạt động Quỹ HTND tại 10 huyện. Hội ND các cấp đã tổ chức 2.283 cuộc kiểm tra, giám sát, trong đó có nội dung hoạt động của Quỹ HTND. Các cấp Hội phối hợp với các ngân hàng tổ chức được trên 2.000 cuộc kiểm tra hoạt động tín chấp, nhận ủy thác vốn vay.
 

Các hộ vay vốn Quỹ HTND, ngân hàng đầu tư vốn đúng mục đích, hiệu quả, góp phần vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống.
 

Minh Phúc
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Đa dạng sản phẩm chế biến để mở rộng thị trường