Quỹ HTND Phú Thọ: Hỗ trợ trên 1.100 hội viên, nông dân có vốn phát triển sản xuất
16:45 - 30/11/2022
(Quỹ HTND)- Năm 2022, nguồn vốn Quỹ HTND các cấp tăng 4,434 tỷ đồng, đạt 111,08% chỉ tiêu giao, nâng tổng nguồn vốn Quỹ HTND toàn tỉnh đạt hơn 49 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ủy thác của Trung ương 15,5 tỷ đồng; nguồn cấp tỉnh quản lý 17,95 tỷ đồng; nguồn cấp huyện 9,835 tỷ đồng; nguồn vốn do Hội cấp xã tổ chức vận động đạt trên 6,678 tỷ đồng. 
Đàn bò thuộc dự án “Nuôi vỗ béo bò lấy thịt” tại xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy

Một số đơn vị điển hình làm tốt trong công tác quản lý, điều hành, vận động tăng trưởng nguồn vốn Quỹ HTND như: thành phố Việt Trì, huyện Thanh Sơn, Đoan Hùng, Yên Lập, Thanh Ba… Theo đó, Hội ND các huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu vận động cho cơ sở, tích cực tranh thủ sự tạo điều kiện của chính quyền, các tổ chức, cá nhân và hội viên, nông dân trên địa bàn tham gia đóng góp, ủng hộ xây dựng, tăng trưởng nguồn vốn Quỹ. Đến nay, mỗi huyện đã có số vốn đạt trên 1 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu tăng trưởng.
 

Tính đến nay, nguồn vốn Quỹ HTND các cấp đang dư nợ 49,958 tỷ đồng cho vay tại hơn 200 dự án với gần 1.200 hộ vay. Trong đó có 42 dự án trồng trọt (chiếm 20%); 119 dự án chăn nuôi (chiếm 56,6%); 41 dự án thủy sản (chiếm 19,5%); làng nghề và các loại hình khác 08 dự án (chiếm 3,9%).
 
 
Trong năm, các cấp Hội đã giải ngân 24,774 tỷ đồng, tại 99 dự án, với 846 hộ vay. Cụ thể: 18 dự án trồng trọt (chiếm 18,3%); 57 dự án chăn nuôi (chiếm 57,5%); 21 dự án thủy sản (chiếm 21,2%); làng nghề và các loại hình khác 03 dự án (chiếm 3%). Đồng thời tiến hành thu nợ trong kỳ tổng số tiền 18,550 tỷ đồng, tại 74 dự án, với 730 hộ vay.
 
 
Nhìn chung, các dự án đã thực hiện đúng và đầy đủ các khâu trong quy trình cho vay; được đầu tư đúng hướng, làm tốt công tác khảo sát địa bàn, hướng dẫn lựa chọn phương án sản xuất, kinh doanh; xây dựng dự án, thẩm định cả trước và sau khi giải ngân. Các cấp Hội tiến hành việc kiểm tra, đôn đốc kịp thời, kết hợp với chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho hội viên được vay vốn để áp dụng vào sản xuất. Nhờ đó, nguồn vốn đã phát huy được hiệu quả kinh tế rõ rệt.
 
 
Song song với công tác giải ngân, các cấp Hội đã trực tiếp hướng dẫn, vận động thành lập được 15 Hợp tác xã, 86 tổ Hợp tác, 54 chi Hội ND nghề nghiệp, 40 tổ Hội ND nghề nghiệp. 100% các hộ được vay vốn đều tự nguyện tham gia đóng góp ủng hộ để xây dựng nguồn Quỹ HTND của địa phương (từ 100.000-200.000 đồng/hộ/năm).
 

Nguồn vốn Quỹ HTND các cấp đã hỗ trợ trên 1.200 lượt hộ hội viên, nông dân vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập của các hộ tham gia dự án. Thu nhập bình quân của các hộ tăng lên rõ rệt, từ 50 triệu - 300 triệu đồng/hộ/năm; góp phần tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới, giải quyết việc làm, thu hút đông đảo nông dân tham gia vào tổ chức Hội.
 

Một số dự án điển hình đạt hiệu quả tốt như: “Chăn nuôi gà thịt” tại xã Tiên Lương, huyện Cẩm Khê; “Nuôi vỗ béo bò lấy thịt” tại xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy; "Trồng chuối xuất khẩu" tại xã Hoàng Cương, huyện Thanh Ba; "Trồng, chăm sóc, chế biến chè" tại xã Ca Đình, huyện Đoan Hùng; “Chăm sóc, nâng cao chất lượng táo” tại xã Lương Nha, huyện Thanh Sơn…
 
 
Bên cạnh đó, các cấp Hội tích cực phối hợp với Ngân hàng CSXH tạo nguồn vốn hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất. Đến hết tháng 10/2022, tổng dư nợ thông qua tổ chức Hội đạt 1.460,236 tỷ đồng (tăng 99,739 tỷ đồng so với cuối năm 2021) với 35.661 thành viên tham gia vay tại 1.016 Tổ TK&VV.


Qua bình xét, đánh giá, có 964 Tổ xếp loại tốt (chiếm 94,88%), 35 Tổ loại khá (chiếm 3,44%). 100% Tổ TK&VV đều có ủy nhiệm thu tiết kiệm với số tiền gửi tiết kiệm bình quân từ 10.000 - 20.000 đồng/tổ viên/tháng. Tổng dư nợ tiền gửi tiết kiệm đạt trên 62 tỷ đồng của 34.869 tổ viên tham gia (chiếm 97,77% so với tổng số thành viên).
 

Các đơn vị làm tốt như: Huyện Lâm Thao có 64 Tổ TK&VV với 2.088 hộ còn dư nợ 95,641 tỷ đồng; huyện Tân Sơn có 85 Tổ TK&VV với 3.001 hộ còn dư nợ 126,805 triệu đồng...
 

Nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, các cấp Hội đã tổ chức 85 lớp tập huấn nghiệp vụ cho 5.967 lượt hội viên, nông dân tham gia. Trong đó, Quỹ HTND tỉnh tổ chức 13 lớp cho 1.565 lượt người; Hội ND huyện và cơ sở tổ chức 72 lớp cho 4.402 người nâng cao kiến thức về nghiệp vụ quản lý cho vay Quỹ HTND và công tác nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH.
 

Bên cạnh đó, các cấp Hội phối hợp với các ngành chức năng tổ chức 236 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, phát triển ngành nghề cho 11.292 hộ vay vốn Quỹ HTND và vốn của Ngân hàng CSXH tham gia trước khi giải ngân. Trong đó, cấp tỉnh tổ chức 13 lớp với 1.658 người; cấp huyện và cơ sở tổ chức 223 lớp cho 9.634 người tham gia.
 

Trong năm, các cấp Hội đã tổ chức kiểm tra được 2.114 cuộc tại 3.040 đơn vị. Ngoài ra, Hội ND tỉnh còn tổ chức 26 cuộc kiểm tra tại 42 đơn vị cấp huyện, xã, Tổ TK&VV và hộ vay vốn; Hội ND các huyện tổ chức 325 cuộc kiểm tra tại 650 đơn vị Hội cấp xã, Tổ TK&VV và hộ vay vốn; Hội ND các xã tổ chức 1.763 cuộc kiểm tra tại 2.348 Tổ TK&VV, hộ vay vốn. Qua kiểm tra tại các huyện, thành, thị và cơ sở, các huyện và cơ sở đều thực hiện quản lý tốt nguồn vốn vay từ Quỹ HTND cũng như nguồn vốn nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH.


Có thể thấy, hoạt động của Quỹ HTND ngày càng có nhiều đổi mới, tập trung cho vay vào các dự án liên kết theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng, duy trì và phát triển các chi/tổ Hội ND nghề nghiệp. Các dự án mới đều hướng đến những loại sản phẩm là cây, con chủ lực đặc trưng của địa phương nhằm chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong nông thôn, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của hội viên, nông dân; góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.
 

Minh Trang
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Đa dạng sản phẩm chế biến để mở rộng thị trường