|
Nhiều mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và có ý nghĩa về mặt xã hội, giúp nâng cao vai trò của tổ chức Hội trong hệ thống chính trị |
Có 18/18 Quỹ cấp huyện xây dựng nguồn vốn đạt trên 1 tỷ đồng/đơn vị. Trong đó: 07 Quỹ cấp huyện đạt trên 5 tỷ đồng (Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Trì, Quốc Oai, Mê Linh, Ba Vì, Thạch Thất). Bên cạnh đó, một số Quỹ cấp huyện được bổ sung từ nguồn ngân sách cao như: Quốc Oai (2 tỷ đồng), Thạch Thất, Sóc Sơn (1 tỷ đồng); Mê Linh (670 triệu đồng), Gia Lâm, Hoài Đức, Thường Tín, Đan Phượng, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Ba Vì, Phúc Thọ (500 triệu đồng);...
406/406 Hội ND xã xây dựng được Quỹ HTND. Trong đó: 118 xã đạt mức trên 100 triệu đồng; 160 xã đạt mức từ 50-100 triệu đồng. Có 250/406 xã (61,5%) được UBND cấp xã chuyển từ ngân sách sang bổ sung nguồn cho Quỹ HTND đạt 8,3 tỷ đồng. Đáng chú ý, Hội ND xã có nguồn vốn ngân sách bổ sung cao nhất là huyện Phú Xuyên với số tiền 3 tỷ đồng; xã Nam Tiến, huyện Phú Xuyên tổng nguồn vốn đạt 278 triệu đồng, trong đó ngân sách cấp xã chuyển nguồn sang cho Quỹ HTND 263 triệu đồng.
Ban Điều hành Quỹ HTND thành phố đã chỉ đạo các huyện, thị xã hướng dẫn cơ sở xây dựng dự án, đồng thời kiểm tra, thẩm định, phê duyệt, chỉ đạo các cấp Hội giải ngân, giám sát giải ngân tại 668 dự án với số tiền 300,138 tỷ đồng cho 9.159 hộ vay vốn.
Bình quân 450 triệu đồng/dự án; 33 triệu đồng/hộ vay. Trong đó: 265 dự án chăn nuôi (chiếm 39,7 %); 224 dự án trồng trọt (chiếm 33,6 %); cho vay kinh doanh dịch vụ (chiếm 18,1 %); dự án chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các dự án khác (chiếm 8,6 %).
Từ nguồn vốn Quỹ HTND, các cấp Hội đã giải ngân 50 dự án xây dựng mô hình kinh tế tập thể và 343 dự án xây dựng chi, tổ Hội nghề nghiệp với tổng số tiền 211,652 tỷ đồng (chiếm 70,5%) cho 4.793 hộ vay. Đồng thời, tiến hành thu hồi 268,327 tỷ đồng nguồn vốn đến hạn của 13.440 hộ tham gia 735 dự án.
Nguồn vốn Quỹ HTND góp phần tích cực và tạo điều kiện để các cấp Hội thực hiện tốt việc vận động nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, tăng thu nhập, tăng hộ giàu giảm hộ nghèo. Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn, tạo việc làm, thúc đẩy việc ứng dụng KHKT, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh cơ cấu tập trung.
Một số mô hình vay vốn Quỹ HTND mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình “Trồng cây ăn quả, cây cảnh” tại xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì; “Trồng hoa cây cảnh” ở huyện Gia Lâm...
Nhiều mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và có ý nghĩa về mặt xã hội, giúp nâng cao vai trò của tổ chức Hội trong hệ thống chính trị. Tiêu biểu như: “Trồng rau sạch” tại xã Bắc Hồng; tổ Hội nghề nghiệp “Đầu tư phát triển sản phẩm đồ gỗ” xã Vân Hà, huyện Đông Anh; “Phát triển đồ mộc dân dụng” tại xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng; “Trồng dưa lưới công nghệ cao” tại xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa; “Chăn nuôi vịt đẻ trứng, thương phẩm VietGap” xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ; “Cải tạo và chăm sóc bưởi tôm vàng” xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng; “Phát triển chăn nuôi bò sinh sản và trồng bưởi” xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì; “Chăn nuôi bò sinh sản” xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây; tổ Hội nghề nghiệp trồng cây ăn quả xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ...
Năm 2022, các cấp Hội bám sát mục tiêu nhiệm vụ, chương trình công tác và các văn bản đã ký kết với Ngân hàng CSXH, phối hợp triển khai cho vay kịp thời, có hiệu quả vốn tín dụng chính sách trên địa bàn. Đến nay, dư nợ của Ngân hàng CSXH ủy thác qua Hội ND thành phố đạt 3.055,556 tỷ đồng, cho 65.980 hộ vay, thuộc 1.850 Tổ TK&VV (tăng 185,606 tỷ đồng so với cuối năm 2021).
Bên cạnh đó, Hội ND thành phố phối hợp với các chi nhánh NHNNo&PTNT tổ chức Hội nghị giao ban; tổ chức ký kết Văn bản thỏa thuận liên ngành giai đoạn 2022-2027. Tổng dư nợ đến nay đạt 1.223,139 tỷ đồng, cho 14.172 thành viên, thuộc 1.118 Tổ liên kết vay vốn.
Ngoài ra, dư nợ với Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt đạt 16,086 tỷ đồng, cho 189 hộ vay thuộc 22 Tổ liên kết vay vốn. Trong đó: Huyện Gia Lâm đạt 13,384 tỷ đồng cho 158 hộ vay thuộc 19 Tổ liên kết vay vốn; huyện Đông Anh đạt 2,702 tỷ đồng cho 31 hộ vay thuộc 04 Tổ liên kết vay vốn.
Trong năm, Ban Điều hành Quỹ HTND thành phố tổ chức 29 lớp tập huấn nghiệp vụ cho vay, kế toán cho trên 4.000 cán bộ tham gia quản lý Quỹ HTND ở cơ sở, các huyện, thị xã. Hội ND các huyện, thị xã phối hợp với phòng giao dịch Chi nhánh NHCSXH huyện tổ chức tập huấn công tác cho vay ủy thác đối với các Tổ trưởng Tổ TK&VV, Ban Thường vụ Hội ND các xã, thị trấn.
Nhìn chung, các dự án vay vốn Quỹ HTND đã tạo điều kiện để các cấp Hội thực hiện tốt việc vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn nông thôn; đẩy mạnh việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh cơ cấu tập trung.