Quỹ HTND Lâm Đồng: Tổng nguồn vốn đạt trên 60 tỷ đồng
12:50 - 10/10/2022
(Quỹ HTND)- 9 tháng đầu năm 2022, nguồn vốn Quỹ HTND toàn tỉnh tăng 6,361 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn Quỹ HTND đạt 60,229 tỷ đồng với Trung ương Hội ủy thác 14,5 tỷ đồng; ngân sách địa phương các cấp 34,527 tỷ đồng; nguồn ủng hộ 10,530 tỷ đồng.

Mô hình trồng dâu nuôi tằm cho thấy có hiệu quả, phù hợp với điều kiện của hội viên, nông dân lại có tính bền vững

Nguồn vốn ủy thác của Trung ương đang triển khai cho 369 hộ vay, thực hiện 17 dự án trồng trọt (chiếm 71%), 07 dự án chăn nuôi (29%). Nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh triển khai cho 451 hộ vay 14,625 tỷ đồng thực hiện 39 dự án trồng trọt (chiếm 85%), 07 dự án chăn nuôi (15%). Nguồn Quỹ HTND huyện 27,912 tỷ đồng cho 1.070 hộ vay thực hiện 144 dự án.
 

Các dự án vay vốn bước đầu đã phát huy hiệu quả điển hình như: Trồng dâu nuôi tằm tại phường Lộc Tiến, thành phố Bảo Lộc với 05 hộ vay 200 triệu đồng.
 
 
Qua 02 năm thực hiện, dự án đạt hiệu quả so với trước thời điểm các hộ tham gia dự án, năng suất các hộ khi tham gia dự án đạt cao hơn từ chỗ khi trồng giống dâu cũ lá nhỏ chỉ đạt được khoảng 900 kg dâu lá/1000m2.
 

Khi tham gia dự án, các hộ đã trồng giống dâu mới năng suất khoảng 1,2 tấn dâu lá/1.000 m2, năng suất kén cũng tăng bình quân 1 hộp tằm giống cho từ 60 - 65kg kén, thu nhập bình quân sau khi trừ mọi chi phí đạt 150-200 triệu đồng/hộ. Mô hình giải quyết việc làm cho hơn 10 lao động với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.
 
 
Hiện nay, Hội ND phường cũng đang nhân rộng mô hình điểm này với các tổ Hội nghề nghiệp trên địa bàn phường.
 

Dự án trồng dâu nuôi tằm được triển khai tại xã Hoà Ninh, huyện Di Linh với nguồn vốn Quỹ HTND Trung ương 500 triệu đồng/20 hộ vay, thời gian vay 2 năm sản lượng kén thu được trên 35 tấn, chất lượng đạt tiêu chuẩn; diện tích trồng dâu là 9,7 ha, giá kén giao động từ 180 - 200.000 đồng, bình quân mỗi hộ thu lợi nhuận từ trồng dâu, nuôi tằm đạt 136.300.000 đồng/hộ.
 

Một số hộ tiêu biểu trong thực hiện dự án trồng dâu nuôi tằm như: Hộ ông Hoàng Mai Khôi ở thôn 13, diện tích sán xuất 0,5 ha thu nhập bình quân từ dự án khoảng 170 triệu đồng; bà Phạm Thị Hiền, thôn 13, diện tích sản xuất 0,6 ha, thu nhập bình quân từ dự án khoảng 200 triệu đồng; bà Vũ Thị Tươi, thôn 12, diện tích sản xuất 0,4 ha thu nhập bình quân đạt 150 triệu đồng.
 
 
Với nguồn Quỹ HTND tỉnh 400 triệu đồng dự án trồng rau công nghệ cao tại xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương từ cho 13 hộ. Cùng với nguồn vốn tự có, các hộ đầu tư 4 xây dựng nhà lưới trồng cà chua, ớt chuông, xà lách, su su.... theo hướng công nghệ cao, sản phẩm làm ra đạt chất lượng và sản lượng cao, mang lại thu nhập bình quân từ 20-25 triệu đồng/tháng/hộ.
 
 
Từ 500 triệu đồng vốn Quỹ HTND Trung ương, dự án chăn nuôi bò sinh sản được triển khai tại xã Phi Liêng, huyện Đam Rông với 10 hộ vay, thời gian 36 tháng.
 

Các hộ đã có sự chuẩn bị trước và đầu tư diện tích trồng cỏ của mỗi hộ là 0,2 ha, mỗi hộ vay số tiền 50 triệu/hộ mua giống bò lai, tổng số đàn bò từ 20 con ban đầu sau 3 năm các hộ đã phát triển đàn bò hơn 50 con.
 

Ngoài việc chăn nuôi, các hộ còn tận dụng được nguồn phân bò để bón cây cà phê. Sau khi trừ mọi chi phí, bà còn thu lợi nhuận bình quân hơn 50 triệu/hộ/ năm.
 

Ngoài ra, các cấp Hội chủ động phối hợp với các Ngân hàng hỗ trợ vốn giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
 

Ngay từ đầu năm, Hội ND tỉnh chỉ đạo các huyện, thành Hội phối hợp với các chi nhánh Ngân hàng CSXH thực hiện việc tổ chức tập huấn, kiểm tra, đánh giá kết quả nhận ủy thác tín dụng chính sách, nâng cao chất lượng tín dụng…
 
 
Tính đến ngày 31/8, dư nợ của 16 chương trình tín dụng chính sách qua tổ chức Hội đạt 1.420 tỷ đồng (tăng 145,12 tỷ đồng so với cuối năm 2021) với 787 Tổ TK&VV cho 29.816 hộ vay (mức vay bình quân 47,64 triệu đồng/hộ). 09/12 đơn vị có dư nợ trên 100 tỷ đồng gồm: Di Linh, Bảo Lâm, Đức Trọng, Bảo Lộc, Lâm Hà, Đơn Dương, Đam Rông, Cát Tiên, Đạ Tẻh.
 
 
Hàng năm, Hội phối hợp với Ngân hàng CSXH tích cực triển khai đánh giá phân loại các Tổ TK&VV với 745 Tổ xếp loại tốt (chiếm 94,66%); 35 Tổ khá (chiếm 4,45%). 100% Tổ TK&VV thu tiết kiệm đạt 98,65 tỷ đồng với 29.622 tổ viên, tham gia tỷ lệ tiền gửi/dư nợ 6,94%.
 

Bên cạnh đó, các cấp Hội chủ động phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT tỉnh thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55, Nghị định 116 của Chính phủ. Hiện, 9/12 huyện, thành Hội có dư nợ cho vay qua Tổ Vay vốn đạt 902,669 tỷ đồng (tăng 138,173 tỷ đồng so với năm 2021); toàn tỉnh có 254 Tổ Vay vốn (tăng 47 Tổ Vay vốn) với 5.864 thành viên tham gia.
 

Tính đến ngày 31/8, Hội ND cấp tỉnh kiểm tra tại 06/12 lượt huyện, 12 lượt xã, 13 lượt Tổ TK&VV, 67 hộ vay; Hội ND cấp huyện kiểm tra được 132 lượt xã, 306 lượt tổ, 1.517 hộ vay; Hội ND cấp xã kiểm tra tại 714 Tổ TK&VV, đối chiếu 17.085 hộ vay, kiểm tra sử dụng vốn 8.784 hộ.
 

Có thể khẳng định, nguồn vốn Quỹ HTND đã giúp nhiều hộ hội viên, nông dân có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, tăng thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới.
 

Minh Đăng
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Đa dạng sản phẩm chế biến để mở rộng thị trường