Hậu Giang: Tổng nguồn vốn Quỹ HTND đạt trên 36 tỷ đồng
10:09 - 26/07/2022
(Quỹ HTND)- Đến nay, 8/8 đơn vị cấp huyện đã có nguồn vốn Quỹ HTND đạt mức trên 1 tỷ đồng; có 75/75 cơ sở Hội xây dựng được Quỹ HTND, tổng số tiền đã chuyển lên Quỹ cấp huyện quản lý là 8,23 tỷ đồng.
Trong kỳ, Quỹ HTND toàn tỉnh đã cho 165 hộ vay 7,98 tỷ đồng thực hiện 21 dự án.


Hiện, tổng nguồn vốn Quỹ HTND toàn tỉnh đạt 36,32 tỷ đồng (tăng 4,23 tỷ đồng so với cuối năm 2021). Trong đó: Nguồn ngân sách địa phương cấp 27,53 tỷ đồng; nguồn vận động 8,33 tỷ đồng; bổ sung từ kết quả hoạt động 445,78 triệu đồng.
 
 
Một số đơn vị điển hình về vận động xây dựng Quỹ như: Huyện Châu Thành A tăng 550 triệu đồng (vượt 57% chỉ tiêu được giao); huyện Châu Thành tăng 470 triệu đồng (vượt 34% chỉ tiêu giao); thành phố Ngã Bảy tăng 348 triệu đồng (vượt 16% chỉ tiêu giao); các huyện còn lại đạt vượt từ 12 - 15% chỉ tiêu giao. 
 
 
Trong kỳ, Quỹ HTND toàn tỉnh đã cho 165 hộ vay 7,98 tỷ đồng thực hiện 21 dự án. Trong đó: có 7 dự án trồng trọt (chiếm 33,3%); 14 dự án chăn nuôi, thủy sản (66,6%). Cụ thể, nguồn Trung ương ủy thác 2,45 tỷ đồng đã cho 54 hộ vay triển khai 5 dự án, nâng tổng dự án đến nay đạt 12,89 tỷ đồng cho 298 hộ vay thực hiện 25 dự án.
 
 
Đối với nguồn Quỹ HTND tỉnh được bổ sung vốn từ ngân sách 1 tỷ đồng đã cho 36 hộ vay triển khai 04 dự án, nâng tổng dư nợ lên 6,83 tỷ đồng cho 149 hộ vay thực hiện 19 dự án. Nguồn Quỹ HTND huyện được bổ sung vốn từ ngân sách 2,54 tỷ đồng, vốn vận động 662,7 triệu đồng, đã cho 75 hộ vay triển khai 12 dự án, nâng tổng dư nợ 29,49 tỷ đồng cho 792 hộ vay thực hiện 123 dự án.
 
 
Đến nay, Quỹ HTND toàn tỉnh đã thực hiện 167 dự án với tổng dư nợ 46,20 tỷ đồng triển khai cho 1.296 hộ vay. Trong đó, có 115 dự án trồng trọt chiếm 68,8%; 22 dự án chăn nuôi chiếm 13,9%; có 26 dự án thủy sản chiếm 15,5%; 04 dự án dịch vụ (làng nghề) chiếm 2,4%).
 
 
Điển hình như các dự án: Nuôi cá chạch lấu - thị trấn Ngã Sáu (huyện Châu Thành); trồng bưởi da xanh - xã Thuận Hưng và thị trấn Vĩnh Viễn (huyện Long Mỹ); nuôi lươn xã Xà Phiên, xã Vĩnh Viễn A (huyện Long Mỹ), xã Tân Phú (thị xã Long Mỹ); nuôi ba ba ở xã Vị Thủy (huyện Vị Thủy) và xã Hòa An (huyện Phụng Hiệp); trồng và chăm sóc vườn mít Thái, sầu riêng R6 xã Tân Thành (thành phố Ngã Bảy)... Các dự án đã giải quyết được lực lượng lao động nhàn rỗi tại địa phương, tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình.
 
 
Dự án vay vốn trồng mít Thái siêu sớm (từ ngày 14/7/2020, đến hạn vào ngày 14/7/2023) tại ấp Phú Lợi A và Phú Trí B, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành triển khai tại 07 hộ hội viên, nông dân với nguồn vốn 500 triệu đồng trên tổng diện tích 4,5 ha. Các hộ vay đều sử dụng vốn đúng mục đích, đã đầu tư vào sản xuất mua cây giống, phân bón,... Số cây trồng phát triển tốt, một số hộ đã có thu nhập bình quân 150 triệu đồng/ha/năm. Có hộ còn tự sản xuất phân phối cây giống, tạo giống sạch bệnh, giá cả hợp lý nên lợi nhuận càng tăng thêm.
 
 
Thực hiện chương trình phối hợp với ngân hàng CSXH triển khai 17 chương trình tín dụng chính sách, tổng dư nợ đến nay đạt 1.128,3 triệu đồng cho 35.542 thành viên vay vốn thông qua 775 Tổ TK&VV. Trong đó, 615 Tổ xếp loại tốt (đạt 75,5%); 133 Tổ xếp loại khá (18,04%). 100% số Tổ được ủy nhiệm thu lãi. Có 34.333 hộ tham gia gửi tiền tiết kiệm 47.404 triệu đồng (đạt 96,60%).
 
 
Trước đây, hộ anh Trần Văn Đông ở ấp 3, xã Vĩnh Thuận Tây (huyện Vị Thủy) thuộc diện hộ nghèo. Được vay 35 triệu đồng ngân hàng CSXH huyện mua 2 con bò về nuôi, sau thời gian chăm sóc, anh xuất bán. Trừ mọi chi phí, anh lãi gần 10 triệu đồng/con và tiếp tục mua thêm 2 con bò sinh sản về nuôi. Ngoài nuôi bò, anh còn đi giăng lưới, cắm câu, vợ anh thì đan lát, cuộc sống dần ổn định và gia đình đã thoát nghèo.
 
 
Nhờ nguồn vốn 50 triệu đồng ngân hàng CSXH, anh Lê Thanh Tuân ở ấp 2A, xã Vị Tân (thành phố Vị Thanh) đã đầu tư vào mô hình chăn nuôi lợn, trồng dứa. Sau nhiều năm chí thú làm ăn, gia đình đã tích lũy mua thêm được 2 công đất vườn. Nhờ vậy, kinh tế cải thiện, vươn lên thoát nghèo. Hiện, ngoài 4 công đất trồng dứa, anh đang nuôi 3 con dê và cua đinh, thu nhập khá giúp ổn định cuộc sống.
 
 
Hay ông Nguyễn Minh Toản ở ấp 3, xã Vị Đông (huyện Vị Thủy) được vay 30 triệu đồng ngân hàng CSXH tỉnh để chuyển 5 công ruộng lên liếp trồng 400 cây mít ruột đỏ. Chỉ sau 2 năm, cây mít bắt đầu cho quả. Vừa rồi, ông thu hoạch được gần 1 tấn quả, bán được 35 triệu đồng. Hiện tại, mít ruột đỏ có giá ổn định, được thương lái mua hết nên sắp tới gia đình ông dự định mở rộng thêm diện tích trồng.
 
 
Ngoài ra, thực hiện chương trình liên tịch với ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh Hậu Giang, Hội đã triển khai hợp đồng uỷ thác đến các đơn vị, hỗ trợ 217 hộ hội viên, nông dân vay vốn sản xuất, kinh doanh với tổng dư nợ 13,19 tỷ đồng.
 
 
Thời gian tới, Hội tiếp tục thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động Quỹ HTND, Chương trình phối hợp với ngân hàng CSXH theo kế hoạch; theo dõi thu hồi các dự án vốn Trung ương, vốn tỉnh đến hạn theo quy định. Đồng thời, lập hồ sơ dự án phát vay xoay vòng vốn trợ giúp nông dân, kiểm tra, rà soát khoản nợ khoanh lập hồ sơ xử lý rủi ro theo quy định; tiếp tục chỉ đạo Hội cấp huyện, xã phối hợp với phòng giao dịch ngân hàng CSXH hoàn thành các chỉ tiêu về hoạt động ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị quyết của Hội Đồng quản trị ngân hàng CSXH tỉnh đã đề ra năm 2022.

Anh Hà
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Đa dạng sản phẩm chế biến để mở rộng thị trường