Xây dựng, nhân một số mô hình kinh tế thông qua nguồn vốn vay
17:00 - 26/02/2019
(Quỹ HTND)- Từ những kiến thức tích lũy được, nhiều nông dân đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư ngành nghề mới, củng cố các nghề truyền thống, đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, cánh đồng mẫu lớn; tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa, thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Nông dânvay vốn tham gia các Tổ hợp tác thủ công mỹ nghệ (ảnh minh họa)


Tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh là 50,273 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn do Trung ương ủy thác 9,6 đồng, vốn cấp tỉnh 25,803 đồng, vốn cấp huyện 14,87 các cấp Hội ND tỉnh Đồng Nai đã hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế.


Nhận ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội. Đến nay, Hội Nông dân tỉnh đã nhận ủy thác cho 37.496 hộ vay 790.157 triệu đồng thông qua các chương trình ủy thác cho vay học sinh, sinh viên; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường; cho vay hộ nghèo và hộ cận nghèo; cho vay giải quyết việc làm...


Thực hiện Thỏa thuận liên ngành số 01/TTLN-HNDĐN-AGRIBANKĐN ngày 17/3/2017 giữa Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Đồng Nai và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, đến nay các cấp Hội đã thành lập và củng cố được 329 tổ, dư nợ đạt 201 tỷ đồng với 4.266 hộ vay.


Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, trong nhiệm kỳ qua, các cấp Hội Nông dân Đồng Nai đã phối hợp với sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung tâm Dạy nghề cấp huyện khảo sát nhu cầu đào tạo nghề của nông dân, tư vấn và lập danh sách, hỗ trợ làm hồ sơ thủ tục đào tạo nghề ngắn hạn cho hàng ngàn lượt cán bộ, hội viên, nông dân góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn, phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; phối hợp tổ chức các lớp dạy nghề cho hội viên, nông dân.


Kết quả đến nay, có 49.148 lượt hội viên, nông dân được học nghề, chiếm 85,70% tổng số người có nhu cầu học nghề (nghề nông nghiệp: 26.241 người, chiếm 53,39%, nghề phi nông nghiệp: 22.907 người, chiếm 46,61%).


Tổng số lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp là 808 lớp, nghề nông nghiệp là 873 lớp với các ngành nghề chủ yếu như: Kỹ thuật trồng cây các loại; kỹ thuật chăn nuôi gà, dê, nuôi lươn không bùn; kỹ thuật đan lát, cắm hoa, nấu ăn, xây dựng, may công nghiệp, sửa chữa xe ô tô, xe máy...


Từ những kiến thức tích lũy được, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư vốn, đầu tư ngành nghề mới, củng cố nghề truyền thống, đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, cánh đồng mẫu lớn; tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa, thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nhiều hộ nghèo trở thành hộ khá, nhiều hộ khá trở thành hộ giàu, đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.


Để giúp nông dân phát triển các mô hình kinh tế tập thể ngoài việc các cấp Hội Đắc Lắk tổ chức tuyên truyền; tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo và tham quan học tập kinh nghiệm cho cán bộ thì công tác tạo một kênh dẫn vốn hữu hiệu, tin cậythực sự mang một ý nghĩa rất lớn và trở thành công cụ, phương tiện đắc lực làm động lực “tiếp sức” cho hội viên, nông dân cùng nhau liên kết, chuyển mô hình sản xuất.


Trong nhiệm kỳ 2013-2018, Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố các cấp Hội đã tích cực tham mưu cho cấp uỷ, phối hợp với Chính quyền thực hiện đổi mới công tác quản lý và điều hành Quỹ cả về hình thức và nội dung.


Tập trung đẩy mạnh xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân phát triển bền vững, đồng thời phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách Xã hội và các Ngân hàng thương mại nhận uỷ thác cho hội viên, nông dân vay vốn.


Kết quả đã triển khai cho 118.978 lượt hộ hội viên, nông dân vay vốn với doanh số cho vay gần 6.400 tỷ đồng. Tính đến 31/10/2018, tổng số dư nợ do Hội Nông dân quản lý là 6.179 tỷ đồng; trong đó dư nợ Quỹ Hỗ trợ nông dân 30,5 tỷ đồng với 2.251 hộ thông qua 126 mô hình, dự án, Vốn Ngân hàng Chính sách xã hội 1.379 tỷ đồng với 51.273 hộ, 1.377 tổ; vốn Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 769 tỷ với 5.179 hộ.


Nguồn vốn vay tập trung xây dựng: mô hình sản xuất về trồng trọt, chăn nuôi an toàn theo tiêu chuẩn VietGap; mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ mới; mô hình liên kết tiêu thụ nông sản; mô hình chi tổ Hội nghề nghiệp; mô hình xây dựng nông thôn mới; mô hình bảo hiểm xã hội.


Vận động, hướng dẫn nông dân phát triển mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp: liên kết sản xuất, thành lập hợp tác xã kiểu mới, tổ hợp tác làm ăn hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho nông dân.


Nhằm giúp hộ vay sử dụng vốn đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc triển khai cho vay vốn các cấp Hội còn tích cực, chủ động phối hợp với các ngành, các nhà khoa học, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công tổ chức 500 lớp tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 29.198 lượt hội viên nông dân tham gia, mở được 397 lớp học nghề cho 13.330 hội viên, nông dân tham gia, kết nối với các doanh nghiệp cung ứng 41.285 tấn phân bón, 120 tấn thức ăn chăn nuôi, 22,5 tấn lúa giống và 20 máy nông nghiệp theo phương thức trả chậm.


Để thực hiện tiêu chí về thu nhập các cấp Hội ND tỉnh Đắc Nông đã đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân như hợp đồng với các nhà máy sản xuất phân bón cung ứng trên 3.700 tấn phân bón các loại; nhận ủy thác qua Ngân hàng CSXH cho hộ nông dân nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn dư nợ đạt 619,020 tỷ đồng thông qua 423 Tổ TK&VV cho 18.440 lượt hộ vay vốn.


Đến nay tổng nguồn vốn Quỹ HTND toàn tỉnh đạt 30,576 tỷ đồng đã giải ngân cho 178 dự án với 1.853 lượt hộ vay, góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi ngành nghề, cơ cấu lao động, cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao theo thế mạnh của từng địa phương, sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với thị trường, đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân.


Phát huy hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”,hàng năm các cấp Hội đã vận động trên 60% hội viên nông dân đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; đến nay, toàn tỉnh có 23.904 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
 

Thông qua các chương trình vay vốn đã giúp cho nông dân nghèo chủ động tiếp cận vốn chính sách ưu đãi của với sự hỗ trợ và tạo điều kiện của Trung ương Hội, UBND tỉnh và UBND các huyện, thành, thị, các cấp Hội tiếp tục vận động các tập thể, cá nhân đóng góp xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân và đảm nhận xây dựng, nhân một số mô hình kinh tế.

Ngọc Tuấn
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Liên kết trong chăn nuôi dê nhốt chuồng