Nghệ An: Tăng cường hỗ trợ vốn cho hội viên, nông dân
15:46 - 25/07/2024
(Quỹ HTND)- Thời gian qua, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp Hội chủ động đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách về hoạt động hỗ trợ vốn đến hội viên, nông dân. Nhờ đó, cán bộ Hội các cấp, các ngành và hội viên, nông dân nhận thức đúng về vai trò, mục đích, ý nghĩa của Quỹ HTND gắn với làm tốt công tác vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ xây dựng Quỹ HTND hằng năm.

Mô hình chăn nuôi gà công nghệ cao ở xã Thanh Lâm, huyện Thanh Chương


Hoạt động của Quỹ HTND trong tỉnh luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, sự phối hợp của chính quyền địa phương trong quá trình triển khai thực hiện trong đó có bố trí vốn từ ngân sách nhà nước, vận động nguồn lực xã hội cho Quỹ Hỗ trợ nông dân để xây dựng các mô hình điểm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhờ đó, hoạt động Quỹ HTND luôn phát huy được hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
 
 
Đến nay, tổng nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh quản lý đạt trên 100 tỷ đồng (trong đó nguồn Trung ương ủy thác 18,7 tỷ đồng; nguồn cấp tỉnh 42,8 tỷ đồng; nguồn cấp huyện và cơ sở quản lý 38,7 tỷ đồng). Toàn tỉnh đang hỗ trợ, triển khai cho vay tại 446 dự án với 2.480 hộ, có tổng dư nợ gần 92 tỷ đồng. Các loại hình cho vay chủ yếu hiện nay đang triển khai như: Chăn nuôi trâu, bò sinh sản; chăn nuôi trâu, bò hàng hóa; chăn nuôi dê sinh sản; trồng cây có múi (cam, bưởi); nuôi trồng thủy sản (tôm, cá); chế biến nước mắm; sản xuất mộc dân dụng, trang trại tổng hợp…
 
 
Với yêu cầu đặt ra mô hình phát triển kinh tế vay vốn Quỹ HTND phải gắn với thành lập chi Hội ND nghề nghiệp, tổ Hội ND nghề nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao; sản xuất theo chuỗi giá trị, sản phẩm tạo ra phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… Từ đó, đã góp phần xây dựng, hình thành các thương hiệu, sản phẩm đạt chuẩn OCOP địa phương nhờ nguồn vốn vay của Quỹ HTND.
 
 
Các mô hình vay vốn Quỹ HTND đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho hội viên, nông dân với mức thu nhập bình quân của mỗi lao động thường xuyên từ 5-7 triệu đồng/tháng, lao động thời vụ cho thu nhập từ 200- 300 nghìn đồng/ngày công.
 
 
Hàng năm, các cấp Hội đẩy mạnh tuyên truyền đến cán bộ, hội viên, nông dân về các chính sách, chương trình ưu đãi thông qua các chương trình vay vốn với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Tính đến nay, tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác qua tổ chức Hội đạt gần 3.800 tỷ đồng đã hỗ trợ cho trên 67.466 hộ hội viên vay thông qua 1.775 Tổ TK&VV.
 
 
Thực hiện thỏa thuận liên ngành số 01/TTLN-HNDVN-AGRIBANK giữa Hội Nông dân Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015 NĐ-CP ngày 09/6/2015 và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/09/2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, một số đơn vị cấp huyện đã triển khai thực hiện tốt như: Thanh Chương, Yên Thành, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Diễn Châu… Qua đó, góp phần tăng tổng dư nợ đạt trên 1.400 tỷ đồng với 892 Tổ vay vốn cho 10.120 hộ nông dân vay.
 
 
Mặt khác, để hỗ trợ hội viên, nông dân có vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, ngăn chặn, hạn chế vay qua tín dụng đen, Hội ND tỉnh đã phối hợp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt chi nhánh Nghệ An tuyên truyền, triển khai các sản phẩm cho vay để hội viên, nông dân biết và lựa chọn. Hiện nay, tổng dư nợ đạt trên 32 tỷ đồng.
 
 
Nguồn vốn Quỹ HTND các cấp trong tỉnh đã giúp ngày càng nhiều hội viên, nông dân được tiếp cận các nguồn lực để xây dựng, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, giúp nâng cao đời sống, đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ở địa phương

Anh Đức
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email
Tin tức liên quan :

Bài đọc nhiều nhất

Đa dạng sản phẩm chế biến để mở rộng thị trường