|
Nông dân vay vốn phát triển kinh tế vườn rừng |
Hiện nay, 15/15 Hội Nông dân huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh Long An phát triển được nguồn vốn Quỹ HTND, trong đó có 3 đơn vị có nguồn vận động Quỹ cấp huyện đạt trên 1 tỷ đồng (Thủ Thừa 3,7 tỷ đồng, Bến Lức 1,3 tỷ đồng, Cần Đước 1,079 tỷ đồng); 5 đơn vị đạt trên 500 triệu đồng (Đức Hòa, Đức Huệ, Châu Thành, Cần Giuộc, Thạnh Hóa).
Trong 10 năm, nguồn vốn Quỹ HTND các cấp Hội tăng hơn 39 tỷ đồng so với cuối năm 2010; xét duyệt cho vay 653 lượt dự án, 6.743 hộ vay với tổng số tiền trên 42 tỷ đồng.
Việc triển khai các hoạt động vay vốn Quỹ HTND đã tạo không khí thi đua lao động sôi nổi trong toàn hệ thống Hội, các cấp Hội đã tích cực tham gia công tác tuyên truyền, vận động xây dựng phát triển nguồn vốn.
Từ các dự án vay vốn nhóm hộ, nhiều nơi đã hình thành và thành lập được các câu lạc bộ, tổ hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,…tạo điều kiện thuận lợi cho cho việc quy hoạch vùng kinh tế đặc trưng ở từng địa phương điển hình như: mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao ở xã Phước Hậu, huyện Cần Giuộc; mô hình trồng thanh long ở xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành; mô hình nuôi bò ứng dụng công nghệ cao ở xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa.
Trong nhiều năm qua, nguồn vốn từ Qũy HTND Đồng Nai đã tăng trưởng lên 80,6 tỷ đồng, giúp nhiều gia đình hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh chuyển đổi sản xuất với những mô hình hay trong đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt.
Có thể kể đến như hộ nông dân Đỗ Thị Hoàn ở ấp Suối Quýt, xã Cẩm Đường, huyện Cẩm Mỹ được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn Qũy HTND cùng với vốn tích lũy của gia đình để đầu tư cải tạo vườn cây ăn trái rộng 0,5ha. Sau 3 năm đầu tư, thu nhập từ vườn cây ăn trái tăng từ 120 triệu đồng/năm lên 150 triệu đồng/năm.
Hộ ông Trần Anh Đông ở ấp Bàu Tre, xã Bình An, huyện Long Thành được vay ưu đãi số tiền 50 triệu đồng, kết hợp số vốn tự có của gia đình đã đầu tư chuyển đổi 2ha vườn sầu riêng theo chuẩn VietGAP. Sau 2 năm, sản lượng của vườn sầu riêng tăng từ 15 tấn/ha lên 18 tấn/ha, sản phẩm sầu riêng sạch có đầu ra tốt nhờ chất lượng ngon, an toàn giúp thu nhập của gia đình ông Đông tăng từ 600 triệu đồng lên 900 triệu đồng/năm.
Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả đang tiếp tục được nhân rộng như Qũy HTND đã hỗ trợ cho 11 hội viên Hội Nông dân tại ấp 7, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán được vay 460 triệu đồng đầu tư dự án trồng và chăm sóc cây mãng cầu; 10 hội viên Hội Nông dân xã Phú Ngọc được vay 400 triệu đồng để nhân rộng mô hình nuôi đặc sản ba ba cho thu nhập tốt...
Đến nay, các cấp Hội đã hỗ trợ vốn cho 230 câu lạc bộ, tổ hợp tác với gần 6,6 ngàn lượt hộ nông dân vay để đầu tư sản xuất, chăn nuôi.
Hội Nông dân các cấp đã xây dựng được nhiều mô hình liên kết sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, giải quyết việc làm cho hơn 6,5 ngàn lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của địa phương.
Những năm qua, nguồn vốn Quỹ HTND Yên Bái đã giúp hội viên phát triển tổ hợp tác, nhóm hộ xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả.
100% các huyện đều được ngân sách cấp bổ sung. Phương thức cho vay được đổi mới, từ cho vay theo nhóm hộ dần chuyển sang cho vay theo dự án.
Từ năm 2010 đến năm 2020, từ nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh và nguồn Trung ương ủy thác, Hội đã triển khai 48 dự án cho hơn 680 hộ hội viên nông dân vay với tổng nguồn Quỹ trên 23,5 tỷ đồng.
Cấp huyện đã triển khai thực hiện 135 dự án cho trên 400 hộ vay. Các mô hình sử dụng vốn vay hiệu quả, tăng thu nhập đáng kể, cải thiện đời sống hội viên, nông dân.
Thời gian tới, các cấp Hội tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền; phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan để củng cố, kiện toàn Ban Vận động phát triển Quỹ HTND theo quy định. Đẩy mạnh tuyên truyền cho hội viên nông dân nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của Quỹ HTND, tạo sự đồng thuận trong xã hội, mở rộng xã hội hóa để huy động phát triển nguồn Quỹ đảm bảo theo đúng Điều lệ và đúng quy định. Hội cũng tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền, hướng dẫn, lựa chọn xây dựng các mô hình, dự án vay vốn Quỹ HTND có hiệu quả.
Từ năm 2021 đến nay, Quỹ HTND tỉnh Lạng Sơn đã cho 592 dự án/5.653 hộ vay với tổng số vốn gần 72 tỷ đồng, với các dự án chính như: chăn nuôi (trâu, bò, lợn, cá nước ngọt…); trồng cây ăn quả (na, bưởi, dứa, đào cảnh…); trồng rừng (hồi, thông, bạch đàn…).
Trong đó, nguồn Quỹ HTND do Trung ương ủy thác đang thực hiện 21 dự án/256 hộ với số vốn hơn 9,1 tỷ đồng; nguồn Quỹ HTND cấp tỉnh là 27 dự án/321 hộ vay với số vốn hơn 10 tỷ đồng; nguồn Quỹ HTND cấp huyện là 125 dự án/970 hộ vay với số vốn hơn 21 tỷ đồng…
Chỉ tính riêng năm 2020, các cấp Hội ND đã cho vay cả 3 nguồn vốn (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện) được 173 dự án/1.528 hộ vay với tổng số vốn hơn 40 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn này, hội viên, nông dân đã sử dụng để phát triển các mô hình chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập.Trung bình mỗi hộ hội viên vay vốn đều có thu nhập từ 70 đến hơn 100 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí, nhiều hội viên, nông dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu bền vững.
Ngoài ra, các cấp HND đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển nguồn Quỹ HTND.
Năm 2020, toàn tỉnh đã tuyên truyền lồng ghép hơn 4.000 cuộc cho hơn 240.000 lượt người và vận động các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng Quỹ được gần 3,3 tỷ đồng, nâng tổng số Quỹ 3 cấp đến nay lên hơn 47 tỷ đồng.
Có thể thấy, Quỹ HTND đã góp phần tạo thêm nguồn lực cho nông dân, nhất là nông dân nghèo có điều kiện mở rộng sản xuất, liên kết sản xuất, kinh doanh, từ đó, góp phần tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho nhiều nông dân tại các địa phương.