Hà Nam: Nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất từ vốn vay của Hội
16:27 - 14/04/2020
(Quỹ HTND)- Nhiều dự án vay vốn Quỹ HTND sau khi triển khai đã xây dựng được các mô hình chi, tổ Hội nghề nghiệp, Tổ hợp tác liên kết sản xuất, kinh doanh, góp phần chuyển đổi nhận thức cho các hộ tham gia dự án từ phương thức sản xuất nhỏ lẻ sang liên kết nhóm, đầu tư thâm canh tăng năng xuất, từng bước nâng cao thu nhập cho các hộ tham gia dự án.

Nhờ áp dụng kỹ thuật và sử dụng đồng vốn hiệu quả, nhiều mô hình chăn nuôi đã thành công

Năm 2019, nguồn vốn Quỹ HTND các cấp trong toàn tỉnh tăng trưởng trên 4,1 tỉ đồng, nâng tổng nguồn vốn toàn tỉnh lên trên 26,6 tỉ đồng. Trong đó, nguồn Quỹ uỷ thác từ TƯ Hội là 13,6 tỉ đồng, Quỹ cấp tỉnh 1,1 tỉ đồng, Quỹ cấp huyện và thành phố trên 4,2 tỉ đồng; Quỹ cơ sở vận động trên 7,7 tỉ đồng.

 
Từ nguồn vốn Quỹ, nhiều dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao và là điển hình được nhân rộng trên địa bàn như: Dự án Nuôi bò sữa ở xã Mộc Bắc; Trồng và chăm sóc bưởi Diễn chất lượng cao ở Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên;  Nuôi gà thịt thả vườn tại Đồng Hoá; Nuôi cá Thương phẩm tại Tượng Lĩnh, Kim Bảng; Nuôi bò sinh sản ở Vũ Bản- Bình Lục; Trồng chuối ngự Đại Hoàng ở Hoà Hậu; Sản xuất bánh đa nướng ở Kiện Khê…
 

Đồng hành những dự án, mô hình tiêu biểu là tấm gương làm ăn giỏi, biết phát huy hiệu quả đồng vốn, ứng dụng kinh nghiệm học hỏi được vào sản xuất như hộ anh Trịnh Văn Dũng, chi Hội thôn 1 Lạc Nhuế. Nhờ mạnh dạn vay vốn Quỹ HTND, anh đã đầu tư nuôi gà sao, gà thịt, từng bước mở rộng diện tích chuồng trại, tăng số lượng con trên tổng đàn. Tổng thu nhập sau khi trừ chi phí mỗi năm gia  đình anh còn 300-350 triệu đồng.
 

Ngoài ra, anh còn giúp 5-6 lao động có thêm việc làm thêm lúc nông nhàn với mức thu nhập 3-3,5 triệu đồng/tháng.

 
Hay như hộ ông Phạm Hồng Minh, xã Đồng Du, Bình Lục, với 30 triệu đồng vay từ Quỹ HTND, cùng với vốn tự có của gia đình, ông đầu tư chăn nuôi gà. Mỗi năm trừ chi phí, gia đình ông thu lãi 500 triệu đồng, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức thu nhập khoảng 3 triệu đồng/tháng.

 
Hộ ông Trần Đức Phúc, xóm 15, xã Hoà Hậu, Lý Nhân được vay 50 triệu đồng từ Quỹ HTND, anh đã mở rộng diện tích trồng chuối ngự, xây dựng lò giấm, ủ chuối… Mỗi năm từ vườn chuối với diện tích 1.500.000m2, cùng với dịch vụ giấm chuối thuê, đem lại thu nhập cho gia đình từ 150-200 triệu đồng/năm. Tạo việc làm cho 4 lao động với mức lương 4 triệu đồng/tháng.

 
Dự án “sản xuất đồ gỗ dân dụng” được triển khai bắt nguồn từ việc hai ông Nguyễn Hữu Hiểu, thôn Đô Lương, ông Nguyễn Quang Trung, xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên được vay 40 triệu đồng vốn Quỹ, cùng với số vốn tự có của gia đình, hai ông đã đầu tư nâng cấp nhà xưởng, mua thêm máy cắt, máy xẻ gỗ… công việc thuận lợi, giúp hai ông có thu nhập bình quân 200-250 triệu đồng/năm. Giúp 25 lao động có việc làm với thu nhập 3-5 triệu đồng/tháng.
 

Nhận thấy nhu cầu của thị trường, ông Trương Văn Tính, thị trấn Kiện Khê, Thanh Liêm vay 30 triệu đồng vốn Quỹ HTND, cùng với vốn tự có của gia đình, ông đã mở rộng xưởng, mua máy móc mới để sản xuất bánh đa nướng. Thu nhập bình quân sau khi trừ chi phí đạt 100-120 triệu đồng/hộ/năm, ngoài ra còn thu hút và giải quyết việc làm thường xuyên cho từ 5-10 hộ trên địa bàn, với thu nhập đạt trên 4 triệu đồng/tháng.

 
Nhiều dự án sau khi triển khai đã xây dựng được các mô hình chi, tổ Hội nghề nghiệp, Tổ hợp tác liên kết sản xuất, kinh doanh, góp phần chuyển đổi nhận thức cho các hộ tham gia dự án từ phương thức sản xuất nhỏ lẻ sang liên kết nhóm, đầu tư thâm canh tăng năng xuất, từng bước nâng cao thu nhập cho các hộ tham gia dự án.

 
Để hỗ trợ mô hình kinh tế tập thể, Hội ND tỉnh ngoài triển khai cho vay vốn Quỹ HTND, còn tập trung cho các hộ vay nguồn vốn giải quyết việc làm với 50 dự án theo mô hình kinh tế nhóm hộ.
 
 
Các cấp Hội phối hợp vận động, hướng dẫn nông dân tham gia xây dựng các mô hình phát triển sản xuất giúp nông dân tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến bảo quản, chế biến tiêu thụ, nông sản; phối hợp thực hiện “Mô hình HTX vệ tinh cho phát triển Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”.
 

Nhờ đó, đến nay, các cấp Hội đã hướng dẫn nông dân thành lập mới được 110 mô hình kinh tế tập thể, trong đó có 10 HTX và 25 Tổ hợp tác, 75 chi Hội nghề nghiệp hoạt động hiệu quả.

 
Nhìn chung công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn Quỹ HTND được đảm bảo, cho vay đúng đối tượng, các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, các dự án đều thu hồi đúng hạn, không xảy ra tình trạng nợ xấu. Nguồn vốn đã giúp các hộ phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

 

Ngọc Anh
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Đa dạng sản phẩm chế biến để mở rộng thị trường