|
Nông dân Bình Dương vay vốn Quỹ HTND |
Hội Nông dân Thị xã Bến Cát, Hội Nông dân huyện Bàu Bàng và Hội Nông dân tỉnh Bình Dương vừa giải ngân gần 3 tỷ đồng cho 63 hộ vay thực hiện 8 dự án của 7 xã, phường đầu tư nuôi bò, gà, rau màu, cây có múi và chăm sóc cao su.
Trước đó, cuối tháng 2/2019, Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Hội Nông dân huyện Phú Giáo, Hội Nông dân huyện Dầu Tiếng giải ngân trên 3 tỷ đồng cho các hộ thuộc huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo vay thực hiện dự án nuôi bò,dê và chăm sóc cao su...
Nhằm tạo điều kiện cho nông dân có nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống gia đình, Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Dương xét cho vay tín chấp tối đa mỗi hộ được vay số tiền 100 triệu đồng.
Sau khi xét cho các hộ hội viên nông dân của tổ vay vốn, Hội Nông dân xã có trách nhiệm bám sát, theo dõi thường xuyên việc sử dụng nguồn vốn của các hộ được vay. Đảm bảo các hộ được vay đều sử dụng vốn đúng mục đích, trả lãi vay đều đặn, đúng thời gian quy định.
Đến nay, khả năng thu hồi vốn vay của các hộ sau chu kỳ được vay vốn bảo đảm 100%. Nhiều hộ nông dân được vay vốn, mặc dù chưa đến chu kỳ hoàn vốn nhưng đều có nhu cầu được vay trở lại sau khi hoàn trả vốn cho Hội.
Hội Nông dân tỉnh cũng ký kết quy chế phối hợp với 24 sở ban, ngành, công ty, doanh nghiệp.Vận dụng tình hình thực tế và chức năng chuyên môn của các ngành, các cấp Hội đã giúp cho hội viên, nông dân được tiếp cận các nguồn lực từ các đơn vị trên để xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nông thôn, đẩy mạnh phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu trên chính quê hương của mình, dần hình thành thói quen phải đổi mới trong tư duy sản xuất của người nông dân, liên kết sản xuất là hình thức cần thiết để phát triển bền vững.
Cùng với việc vận động, hướng dẫn, các cấp Hội tỉnh Khánh Hòa đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đối với xây dựng và phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã tại các địa phương.
Qua các chương trình phối hợp với các Ngân hàng, Hội Nông dân các cấp quan tâm chỉ đạo giúp các thành viên trong tổ hợp tác, hợp tác xã được tiếp cận các nguồn vốn. Đến nay, vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội được giải ngân 927,9 tỷ đồng với 42.729 hộ vay; ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với nguồn vốn vay 357,4 tỷ đồng với 7.555 hộ vay.
Đặc biệt, bằng nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp, trong những năm qua, đã tập trung đầu tư cho vay theo hướng hỗ trợ các mô hình sản xuất nhóm hộ, các tổ hợp tác, hợp tác xã do Hội hướng dẫn thành lập hoạt động có hiệu quả.
Tổng số dự án được Quỹ đầu tư 1à 185 dự án, với tổng nguồn vốn trên 55 tỷ đồng, trong đó có 124 dự án của các tổ hợp tác được tiếp cận vốn từ Quỹ Hỗ trợ Nông dân với số vốn trên 30,3 tỷ đồng cho 1.470 hộ vay.
Hiện Quỹ cho vay từ 30 triệu đến 50 triệu đồng/hộ; trung bình một dự án được đầu tư từ 200 đến 500 triệu đồng.
Bên cạnh đó, các cấp Hội chủ động phối hợp với các ban, ngành, các doanh nghiệp tổ chức dạy nghề, hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho nông dân; chủ động bằng nguồn kinh phí Ngân sách tỉnh giao hàng năm, đồng thời ký kết các chương trình phối hợp với các Sở, ngành có liên quan để có thêm nguồn lực như Sở Khoa học – Công nghệ, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ...
Trung tâm Hỗ trợ Nông dân và Giáo dục nghề nghiệp phối hợp với các đơn vị tổ chức các lớp dạy nghề và tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, các ứng dụng Đề tài khoa học cấp tỉnh đã được nghiệm thu. Kết quả đã mở 80 lớp nghề, cấp chứng chỉ nghề sơ cấp cho trên 2.000 học viên, trong đó cókhoảng 30% là các thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã.
Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng đã tập trung đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân về vốn sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp, tiêu thụ nông sản hàng hóa, dịch vụ hỗ trợ thông tin và phổ biến kinh nghiệm, kỹ năng dạy nghề tại chỗ cho nông dân.
Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân đã hỗ trợ xây dựng được 58 mô hình, tại các xã điểm xây dựng Nông thôn mới với số tiền trên 22 tỷ đồng cho 3.527 lượt hộ vay.
Cụ thể, nguồn vốn Trung ương Hội ủy thác 5.495.000.000 đồng, xây dựng 13 mô hình, với 209 hộ vay, tại 10 xã, phường (Có 6 mô hình trồng trọt, 7 mô hình chăn nuôi).
Nguồn vốn từ ngân sách Ủy ban Nhân dân chuyển sang cho Hội Nông dân các cấp quản lý số tiền 9.175.562.000 đồng, xây dựng được 45 mô hình, với 335 hộ vay, tại 36 xã, phường, thị trấn.
Trong đó, ngân sách tỉnh chuyển sang số tiền 3.500.000.000 đồng, xây dựng 08 mô hình, với 109 hộ vay, tại 08 xã (4 mô hình trồng trọt, thời hạn 24 tháng và 4 mô hình chăn nuôi, thời hạn 36 tháng); ngân sách huyện chuyển sang số tiền 4.550.000.000 đồng, xây dựng 21 mô hình, 180 hộ vay, tại 21 xã (8 mô hình trồng trọt và 13 mô hình chăn nuôi) và ngân sách xã chuyển sang số tiền 1.125.559.980 đồng, xây dựng 17 mô hình, với 43 hộ vay, tại 15 xã (07 mô hình trồng trọt và 10 mô hình chăn nuôi).
Nguồn vốn vận động Quỹ Hỗ trợ nông dân của các cấp Hội là 7.546.924.000 đồng, đã hỗ trợ cho 2.983 lượt hộ hội viên, nông dân phát triển sản xuất.
Hội Nông dân các cấp làm tốt công tác phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Đến nay, tổng số tổ tiết kiệm và vay vốn do Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng quản lý là 884 tổ, với 53.994 hộ vay vốn. Dư nợ ủy thác của các chương trình tín dụng chính sách qua Hội là 863 tỷ 97 triệu đồng; có 882 tổ tham gia gửi tiết kiệm, số tiền 26 tỷ 682 triệu đồng.
Thông qua các dự án vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đã xây dựng và nhân rộng được 58 mô hình tại 49 xã, phường, thị trấn, góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm ổn định cho trên 550 hộ, thu hút trên 500 hội viên tham gia vào tổ chức Hội, giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động nhàn rỗi tại địa phương và hỗ trợ về vốn, giống, kiến thức trong sản xuất giúp cho trên 500 lượt hộ hội viên, nông dân.
Nhằm tiếp tục phát huy và là nguồn lực động viên cho hội viên, các cấp Hội liên tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân, huy động từ nhiều nguồn để bổ sung vào nguồn Quỹ. Tiếp tục đầu tư vốn vào việc xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh theo hướng qui mô sản xuất hàng hóa, mô hình kinh tế tập thể.
Hội Nông dân cấp cơ sở chủ động giúp nông dân xây dựng các dự án khả thi để tổ chức sản xuất có hiệu quả, làm cơ sở để huy động các nguồn vốn phát triển sản xuất. Hỗ trợ giúp nông dân về trình tự thủ tục để người dân tiếp cận các nguồn vốn theo qui định.