|
Mô hình nuôi dê thương phẩm xã Vĩnh Lạc, Lục Yên từ nguồn vốn Quỹ HTND mang lại hiệu quả kinh tế cao |
Gia đình anh Thôi Đức Lượng, người Cao Lan ở thôn 8 xã Bạch Hà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là một trong những hộ gia đình được hưởng lợi từ việc vay vốn phát triển kinh tế. Nhờ vào nguồn Quỹ hỗ trợ hội nông dân anh đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại, trồng cây ăn quả. Đến nay, mô hình của anh đã có khoảng 400 trăm gốc bưởi và hàng trăm con lợn.
Từ nguồn vốn Quỹ đã giúp cho nhiều hộ hội viên, nông dân ở Yên Bái vươn lên làm giàu, tạo việc làm cho lao động ở địa phương. Điển hình như hộ ông Vũ Huy Quang - xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên vay vốn thực hiện mô hình trang trại nuôi thỏ đến nay cho doanh thu từ 3 - 4 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động địa phương; hộ hội viên Nguyễn Đức Toàn - xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái vay vốn xây dựng mô hình chế biến gỗ rừng trồng, cho lãi hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng, tạo việc làm cho 10 lao động với mức thu nhập ổn định từ 6-7 triệu đồng/tháng...
Năm 2018, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã vận động phát triển được 1,118 tỷ đồng, nâng tổng quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh lên hơn 9 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, các cấp Hội đã xây dựng được 150 mô hình, dự án nhóm hộ với 400 lượt hộ hội viên phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy hình thành các liên kết trong sản xuất kinh doanh, giúp đỡ nhau về kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật trong sản xuất...
Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân, Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng đã hỗ trợ xây dựng được 58 mô hình, tại các xã điểm xây dựng Nông thôn mới, Hội đã hỗ trợ trên 3.500 hộ vay với số tiền trên 22 tỷ đồng.
Ngoài ra, nguồn vốn vận động Quỹ Hỗ trợ nông dân của các cấp Hội gần 8 tỷ đồng 7.546.924.000 đồng, đã hỗ trợ cho gần 3.000 lượt hộ hội viên, nông dân phát triển sản xuất.
Thông qua các dự án vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đã xây dựng và nhân rộng được 58 mô hình tại 49 xã, phường, thị trấn, góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm ổn định cho trên 550 hộ, thu hút trên 500 hội viên tham gia vào tổ chức Hội, giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động nhàn rỗi tại địa phương và hỗ trợ về vốn, giống, kiến thức trong sản xuất giúp cho trên 500 lượt hộ hội viên, nông dân.
Việc thực hiện các hoạt động dịch vụ hỗ trợ và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tạo điều kiện cho hội viên nông dân tiếp cận nguồn vốn, được trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật mới để đầu tư, ứng dụng vào sản xuất góp phần đáng kể tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho nông dân.
Từ năm 2012 đến nay, Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Trà Vinh đã đầu tư cho 101 dự án trên địa bàn 54 xã, phường thuộc các huyện, thị, thành phố với trên 2 ngàn hộ hội viên nông dân được vay vốn phát triển sản xuất, chăn nuôi.
Tổng số tiền luân chuyển cho vay là 37 tỷ 217 triệu đồng. Trong đó nguồn vốn Trung ương thực hiện 71 dự án, cho 1.559 hộ vay; nguồn ngân sách tỉnh đối ứng thực hiện 30 dự án, cho 497 hộ vay vốn. Trong đó, có 16 xã nông thôn mới: Phú Cần, Tân Hùng, Hiệp Mỹ Đông, Hòa Minh, Hưng Mỹ, Tân Bình, Ninh Thới, Nhị Long Phú, Mỹ Cẩm, Dân Thành, Trường Long Hòa, Hiếu Trung, Ngãi Hùng, Long Hữu, Tân Sơn, Đông Hải.
Nguồn do ngân sách huyện, thị, thành phố đối ứng và quản lý 8 tỷ 547 triệu đồng. Từ năm 2013 đến nay đã đầu tư cho 104 dự án/mô hình với 788 hộ vay sản xuất, số tiền 9 tỷ 35 triệu đồng thực hiện các mô hình sản xuất, chăn nuôi như nuôi bò sinh sản, gà thịt, gà lấy trứng, ba ba, dê sinh sản, heo thịt, heo sinh sản, sản xuất lúa, màu, cây lác ...
Nhiều hộ hội viên được hưởng lợi thông qua việc tham gia dự án sản xuất màu xã Hòa Lợi huyện Châu Thành, lợi nhuận bình quân trên 80 triệu đồng/ ha/năm; dự án nuôi bò thịt (vỗ béo) xã Ngãi Xuyên Trà Cú, lợi nhuận bình quân từ 15 - 18 triệu đồng/hộ/năm; dự án nuôi bò sinh sản xã Ngũ Lạc Duyên Hải, lợi nhuận bình quân từ 16 - 19 triệu đồng/hộ/năm; dự án sản xuất hoa kiểng xã Long Đức thành phố Trà Vinh, lợi nhuận bình quân 25 – 30 triệu đồng/hộ/năm.
Có thể thấy, hiệu quả các dự án từ nguồn vốn Quỹ đã tác động làm thay đổi tập quán sản xuất của hộ hội viên, nông dân; phát triển các mô hình kinh tế, hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân theo hướng liên kết, hợp tác sản xuất, tăng thu nhập, giảm chi phí sản xuất cho hội viên nông dân và từng bước nâng cao vị trí, vai trò của tổ chức Hội.