Thanh Hóa: Hội Nông dân phối hợp với các Ngân hàng tìm nguồn vốn cho hội viên
12:24 - 21/12/2021
(Quỹ HTND)- Trong năm, các cấp Hội đã vận động xây dựng được 2.544,15 triệu đồng Quỹ HTND đạt 143,9% kế hoạch, nâng tổng nguồn vốn Quỹ HTND là 60,7 tỷ đồng. Thu hồi 35 dự án của 288 hộ và giải ngân 30 dự án với tổng số tiền 14.500 triệu đồng cho 246 hộ vay. 
Quỹ HTND đã góp phần hỗ trợ hội viên, nông dân liên kết làm ăn

Nguồn vốn Quỹ HTND đã góp phần hỗ trợ thành lập mới 209 tổ hợp tác (THT), 35 HTX và thành lập được 124 doanh nghiệp, nâng tổng số THT, HTX do Hội hướng dẫn lên 509 THT và 83 HTX.

 
Bên cạnh đó, Hội tiếp tục đẩy mạnh tín chấp và nhận ủy thác với các Ngân hàng cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh với tổng dư nợ 12.649,343 tỷ đồng (tăng 977,718 tỷ đồng so với đầu năm) tại 5.665 tổ vay vốn với 179.491 thành viên dự nợ.

 
Ban Thường vụ tỉnh Hội tăng cường chỉ đạo các cấp Hội tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình phối hợp (CTPH) đã ký với các sở ban, ngành, doanh nghiệp. Các nội dung được cụ thể hóa thông qua các hoạt động, gắn giữa nhiệm vụ chính trị, xây dựng tổ chức Hội với việc giúp hội viên nông dân phát triển kinh tế.

 
Hội cùng Sở NN&PTNT, Sở Khoa học & Công nghệ phối hợp chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp cán bộ, hội viên, nông dân nâng cao nhận thức, mạnh dạn đầu tư vốn, ứng dụng các tiến bộ KHKT, lựa chọn đưa các giống cây, có năng suất, hiệu quả cao vào sản xuất, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi ở các địa phương.
 
 
Bên cạnh việc hỗ trợ vốn, Hội cũng hỗ trợ đào tạo, xây dựng và chứng nhận theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, VietGAHP) và hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc cho 04 sản phẩm của 04 đơn vị; hỗ trợ đào tạo, xây dựng và chứng nhận theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP, VIETGAHP) cho 02 sản phẩm của 02 đơn vị; Hỗ trợ tem, nhãn mác, bao bì cho 04 sản phẩm của 04 đơn vị), cụ thể: 

 
Hỗ trợ đào tạo, xây dựng và chứng nhận theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, VietGAHP) cho sản phẩm khoai môn chỉ tím của HTX Nông nghiệp an toàn Đông Sơn 26 tại xã Đông Minh, huyện Đông Sơn; tôm thẻ chân trắng của Công ty thủy sản Ba Lợi, xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương; gà siêu trứng của Hợp tác xã chăn nuôi gà siêu trứng Phượng Hải tại thị trấn Thường Xuân; sản phẩm rau, củ của HTX nông nghiệp hữu cơ Quang Minh tại thị xã Bỉm Sơn; Hỗ trợ tem truy xuất, xây dựng nhãn mác bao bì cho sản phẩm Trà Linh chi túi lọc (Sản phẩm đăng ký chứng nhận OCOP năm 2021) của Hợp tác xã nông sản hữu cơ Trúc Phượng, xã Yên Thọ huyện Như Thanh và sản phẩm rượu hoa quả tại Công ty TBGG vận tải Hoàn Ngọc xã Hải Lĩnh TX Nghi Sơn; cây giống của Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh giống cây lâm nghiệp tại xã Vạn Hòa huyện Nông Cống; rau an toàn của HTX rau an toàn - xã Trường Sơn, huyện Nông Cống. 

 
Sau khi hỗ trợ nông dân về vốn, khoa học kỹ thuật, các cấp Hội đã phối hợp tổ chức dạy nghề cho 4.827 hội viên nông dân; triển khai chương trình xuất khẩu lao động tạo việc làm trong và ngoài nước cho hội viên, nông dân tham gia; phối hợp cung ứng được 34.964 tấn phân bón trả chậm; tổ chức 4.755 lớp tập huấn chuyển giao các tiến bộ KHKT cho 340.040 lượt người; xây dựng được 156 chuỗi sản xuất, cung ứng lúa gạo, chuỗi sản sản xuất, cung ứng rau, củ quả an toàn, chuỗi cung ứng cam an toàn Xuân Hòa, chuỗi cung ứng thịt an toàn... 

 
Với nhiều giải pháp, định hướng phát triển nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân trong tỉnh kết hợp nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân. Thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa tiếp tục huy động các nguồn lực, xây dựng Quỹ ngày càng lớn mạnh, giúp  hộ hội viên, nông dân nghèo được tiếp cận các nguồn vốn, đầu tư sản xuất, vượt khó, vươn lên làm giàu và góp phần xây dựng nông thôn mới.
 
 

Minh Hà
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Liên kết trong chăn nuôi dê nhốt chuồng