|
Phó Chủ tịch Hội NDVN Phạm Tiến Nam kiểm tra công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh Bắc Kạn năm 2020 |
Mười năm qua (2011-2020), công tác phát triển nguồn Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. 8/8 huyện, thành phố và 108/108 cơ sở Hội có Quỹ. Tổng nguồn vốn Quỹ xây dựng được trên 11,6 tỷ đồng, trong đó nguồn Quỹ cấp tỉnh quản lý hơn 5,7 tỷ đồng, cấp huyện quản lý gần 3 tỷ đồng, cấp xã hơn 2,9 tỷ đồng.
Từ năm 2011 đến nay, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tổ chức cho vay trên 57 tỷ đồng, cho 2.066 hộ vay, thực hiện 150 dự án. Trước khi giải ngân, Hội đã phối hợp với ngành chuyên môn tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật cho nông dân được 2.471 lớp với 109.781 lượt hội viên.
Các dự án phát triển kinh tế từ Quỹ HTND được triển khai trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; giải quyết việc làm cho 2.066 người, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho người nông dân và xây dựng nông thôn mới.
Hoạt động Quỹ HTND đã giúp nhiều hội viên phát triển kinh tế, số hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp ngày càng tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm. Năm 2010 tỷ lệ hộ hội viên nông dân nghèo chiếm 33% tổng số hội viên, đến năm 2019 tỷ lệ hội viên nghèo giảm xuống còn 23,6%.
Sau 10 năm thực hiện Đề án Quỹ, toàn tỉnh Nam Định có 200/209 cơ sở Hội có Ban vận động xây dựng Quỹ; 8/10 huyện, thành phố có 100% số xã đã thành lập Ban vận động xây dựng Quỹ.
Tổng nguồn vốn Quỹ HTND các cấp trong tỉnh đang quản lý đạt 26 tỷ 199,3 triệu đồng cho 1.219 hộ vay. Trong đó, nguồn ủy thác từ Trung ương HND Việt Nam 14,9 tỷ đồng, Quỹ cấp tỉnh 1,9 tỷ đồng, Quỹ cấp huyện trên 2,8 tỷ đồng; nguồn vốn do HND xã vận động trên 6,5 tỷ đồng. 6 huyện có nguồn Quỹ (gồm cả huyện và xã vận động) đạt trên 1 tỷ đồng.
Quỹ HTND các cấp trong tỉnh đã hỗ trợ 5.573 lượt hộ vay với tổng số vốn 112 tỷ 490 triệu đồng thông qua 1.442 dự án. Các dự án cho vay ưu tiên các tổ hợp tác, HTX, chi, tổ hội nghề nghiệp đã góp phần đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế tập thể.
Đến nay, các cấp Hội ND trong tỉnh đã thành lập 99 tổ hợp tác, 2 HTX, 33 tổ hội nghề nghiệp, 37 câu lạc bộ và trên 60 tổ, nhóm khác; trong đó có 61 tổ hợp tác, tổ hội nghề nghiệp, 1 HTX đang được vay vốn Quỹ HTND; bình quân mỗi mô hình được vay 500 triệu đồng.
Nhiều mô hình vay, sử dụng vốn hiệu quả cao như: Tổ hợp tác nuôi cá lóc bông tại xã Nghĩa Lợi, tổ hợp tác nuôi cá bống bớp tại thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng); tổ hợp tác nuôi cá diêu hồng tại xã Hải Châu (Hải Hậu); tổ hợp tác nuôi cá trắm đen tại xã Mỹ Hà (Mỹ Lộc); phát triển nghề mộc tại xã Xuân Phương (Xuân Trường), thị trấn Cổ Lễ (Trực Ninh), xã Yên Ninh (Ý Yên); trồng cây cảnh tại xã Điền Xá (Nam Trực); tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản tại xã Bạch Long (Giao Thủy)…
Các mô hình kinh tế phát triển đã giải quyết việc làm cho trên 10 nghìn lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống hội viên nông dân, góp phần phát triển kinh tế tập thể ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Hiện tổng vốn Quỹ HTND tỉnh Sóc Trăng cho vay quay vòng đạt trên 50 tỉ đồng, tạo việc làm ổn định cho 10.752 lượt hội viên, nông dân và giải quyết việc làm trên 3.800 lượt lao động nhàn rỗi.
Hội ND các cấp còn tham gia thành lập mới 93 hợp tác xã, nâng tổng số lên 184 hợp tác xã. Trên địa bàn tỉnh thành lập mới được 63 tổ hợp tác, nâng tổng số lên 1.129 tổ hợp tác, diện tích là 18.658ha, tổng vốn điều lệ trên 17 tỉ đồng.
Có 70 mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được xây dựng như: mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm tại xã An Thạnh 2 (Cù Lao Dung); mô hình nâng cao chất lượng tổ hội nông dân nghề nghiệp chế biến cá khô, thị trấn Trần Đề (Trần Đề); phát triển vườn sầu riêng theo chuỗi liên kết sản xuất, xã Ba Trinh (Kế Sách)…
Nhiều hộ nông dân được hỗ trợ vốn đã thoát nghèo, vươn lên khá giàu, trở thành hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, như: hộ ông Huỳnh Việt Trung (TX. Ngã Năm) với mô hình trồng cây ăn trái kết hợp với nuôi cá đồng cho thu nhập trên 1,5 tỉ đồng/năm; hộ ông Lê Văn Thắng (Mỹ Tú) với mô hình làm ruộng, nuôi cá, trồng năn cho thu nhập trên 440 triệu đồng/năm và hộ ông Đặng Văn Khởi (Trần Đề) với mô hình nuôi tôm công nghiệp cho thu nhập trên 1,3 tỉ đồng/năm. Các hộ này tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động ở địa phương.
Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ HTND” cũng đã góp phần thu hút trên 20.000 nông dân tham gia vào tổ chức Hội, nâng tổng số hội viên trên toàn tỉnh hiện nay lên 133.511 hội viên, chiếm 59,8% so với hộ nông dân.
Có thể nói, Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân ” đã giúp hàng nghìn lượt hội viên, nông dân thiếu vốn sản xuất được vay vốn với mức phí ưu đãi để đầu tư phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới.