Quỹ Hỗ trợ nông dân góp phần phát triển mô hình kinh tế tập thể
17:58 - 30/12/2020
(Quỹ HTND)- Thời gian qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân đã  phát huy hiệu quả, hỗ trợ nhiều hộ nông dân, Tổ hợp tác, hợp tác xã có vốn đầu tư phát triển sản xuất.
Từ nguồn vốn Quỹ HTND, nhiều mô hình kinh tế đã phát huy hiệu quả và mang lại thu nhập cho nông dân

Trong 10 năm thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân giai đoạn 2011 - 2020”, Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện Hàm Tân, Bình Thuận đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kiện toàn bộ máy, quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân của huyện và cơ sở; kiện toàn Ban vận động, Ban điều hành, Ban kiểm soát; thực hiện nghiêm túc quy định về mức thu phí, phương án sử dụng vốn, mức cho vay.


Kết quả, tổng dư nợ đạt 1.438,403 triệu đồng/115 hộ vay/19 dự án. Trong đó: nguồn Quỹ cấp cơ sở vận động (huyện quản lý) cho vay 313,403 triệu đồng/ 45 hộ vay/ 10 tổ; nguồn Quỹ huyện vận động cho vay 03 dự án/ 12 hộ vay/ 125 triệu đồng; nguồn Quỹ Tỉnh ủy thác cho vay 06 dự án/45 hộ vay/600 triệu đồng; nguồn Quỹ Trung ương ủy thác cho vay 01 dự án/13 hộ vay/400 triệu đồng.


Ngoài ra, Hội Nông dân Hàm Tân được Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác với dư nợ 91,124 tỷ đồng/ 2.895 hộ/ 62 tổ; số dư tiết kiệm 3,624 tỷ đồng/ 2.822 hộ. Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT ủy thác với dư nợ 162,517 tỷ đồng/1.663 hộ vay/65 tổ; Có 10/10 xã, thị trấn ký Hợp đồng với Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT trên địa bàn để tham gia thực hiện một số khâu của nghiệp vụ tín dụng do Ngân hàng ủy nhiệm.

         
Quỹ Hỗ trợ Nông dân huyện Vân Canh, Bình Định được thành lập từ năm 2013, đến nay, Ban vận động, Ban Điều hành thường xuyên được củng cố, kiện toàn, tổ chức hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước và của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.


Tổng nguồn vốn Quỹ toàn huyện hiện đạt 785.824,227 đồng, trong đó tăng trưởng nguồn vốn Quỹ năm 2020 là 170.689,760 đồng chiếm 110%, 6 tháng đầu năm 2020 huyện Hội đã giải ngân 02 dự án chăn nuôi bò sinh sản và phát triển Cây Trà Dung với 190 triệu đồng cho 05 hộ vay xã Canh Hòa và Canh Vinh.


Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ 800 triệu đồng xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản ở  xã Canh Hiển và Canh Hòa, huyện Vân Canh có 20 hộ  hội viên nông dân vay.


Nguồn vốn của tỉnh Hội 500 triệu đồng xây dựng 2 dự án chăn nuôi bò sinh sản ở xã Canh Thuận với 14 hộ hội viên nông dân vay..


Bên cạnh đó hoạt động ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện có 50 tổ TK&VV và 1869 hộ với tổng dư nợ: 87.195 triệu đồng.
       

Nhìn chung, hoạt động Quỹ đem lại nhiều kết quả, giúp nhiều hội viên nông dân thoát nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt được hình thành từ nguồn vốn Quỹ HTND được phát huy tích cực như dự án chăn nuôi bò sinh sản ở Canh Hiển, Canh Vinh, thị trấn dự án trồng keo lai ở Canh Hòa, Canh Thuận… mang lại hiệu quả cao, giúp hội viên nông dân có thu nhập ổn định.


Trong 5 năm qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn TP.Thuận An, Bình Dương đã hướng dẫn, hỗ trợ từ nguồn Quỹ Hỗ trợ Nông dân để thành lập mô hình kinh tế tập thể, tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất và tổ ngành nghề. Đến nay, trên địa bàn có 27 tổ kinh tế làm ăn hiệu quả, giải quyết việc làm cho nhiều lao động và tăng thu nhập đáng kể.


Tổng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân tại TP.Thuận An đến cuối tháng 5-2020 đạt trên 12,4 tỷ đồng. Từ năm 2016 đến nay, nguồn vốn của Quỹ các cấp cho vay được gần 80 dự án, 980 lượt hộ vay vốn với trên 23 tỷ đồng.


Hình thức cho vay hộ gia đình gắn với việc xây dựng tổ hợp tác, hợp tác xã. Mức vay vốn từ 50 - 100 triệu đồng được nâng lên từ 400 - 500 triệu đồng/dự án.


Từ việc cho vay vốn đã góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nâng cao đời sống của nông dân, tăng thu nhập, giảm nghèo, nâng cao quy mô sản xuất, phát triển ngành nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn, tạo việc làm, thúc đẩy việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp.

Minh Hà
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Đa dạng sản phẩm chế biến để mở rộng thị trường