(Quỹ HTND)- Đến nay, Quỹ HTND toàn tỉnh đạt 80,2 tỷ đồng cho 3.507 hộ vay phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng 5,51 tỷ đồng so với cuối năm 2019. Trong đó: Trung ương Hội ủy thác 16,0 tỷ đồng được triển khai ở 28 dự án; quỹ cấp tỉnh 35,47 tỷ đồng (tăng 2,0 tỷ đồng) thực hiện ở 88 nhóm hộ; cấp huyện 10,61 tỷ đồng (tăng 1,43 tỷ đồng); cấp cơ sở 18,14 tỷ đồng (tăng 2,07 tỷ đồng).
|
Mô hình trồng rau sạch xã Đoàn Thượng, Gia Lộc, Hải Dương vay vốn Quỹ HTND |
Thông qua nguồn vốn Quỹ đã góp phần hỗ trợ các thành viên tại các chi, tổ Hội nghề nghiệp của tỉnh có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất. Hội Nông dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo thành lập các mô hình Chi Hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh có 74 mô hình chi Hội nghề với 2.864 hội viên và 163 mô hình tổ hội nghề nghiệp với 2.739 hội viên.
Ban Thường vụ Hội ND tỉnh đã chỉ đạo Hội ND các huyện (TP, TX) tăng cường hỗ trợ cho hội viên, nông dân tham gia các Chi Hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh từ nguốn vốn Quỹ HTND và các tổ chức tín dụng khác; tập huấn chuyển giao KHKT, hướng dẫn liên kết sản xuất; duy trì sinh hoạt và nâng cao hiệu quả hoạt động của các chi Hội nghề nghiệp và tổ Hội nghề nghiệp.
Trong năm 2020, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh đã thành lập 08 đoàn kiểm tra chuyên đề về công tác xây dựng, quản lý Quỹ HTND, hoạt động phối hợp với Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT; kiểm tra công tác Hội và phong trào nông dân tại 12 huyện (TP, TX) và 48 cơ sở; HND các huyện (TP, TX) kiểm tra 317 cơ sở và 722 chi hội; HND cơ sở kiểm tra được 1.031 lượt chi Hội, 1.375 lượt tổ Hội.
Trên địa bàn, một số đơn vị Hội cấp huyện có nguồn vốn Quỹ HTND tăng trưởng cao, tiêu biểu như: TP.Chí Linh đạt hơn 1 tỷ đồng; huyện Thanh Hà đạt 990 triệu đồng; huyện Nam Sách đạt 947 triệu đồng; huyện Gia Lộc đạt 878 triệu đồng; huyện Ninh Giang đạt 860 triệu đồng…
Cùng với đó, nhiều đơn vị ở cấp cơ sở cũng vận động nguồn vốn Quỹ HTND đạt cao như: Xã Tân Hương (huyện Ninh Giang) đạt 138,9 triệu đồng; xã Tân Việt (huyện Thanh Hà) đạt 126,9 triệu đồng...
Nhiều mô hình, dự án vay vốn từ nguồn Quỹ HTND đã phát huy hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu như: Mô hình thâm canh trồng cây ăn quả tại xã Tân Việt (huyện Thanh Hà); nuôi trồng thủy sản ở xã Hưng Đạo (huyện Tứ Kỳ), xã Đoàn Kết (huyện Thanh Miện); trồng cây rau màu chuyên canh cho giá trị kinh tế cao ở xã Đoàn Thượng (huyện Gia Lộc)…
Ngoài ra, hội viên, nông dân còn được vay vốn thông qua Quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Hiện 68 hộ vay với tổng số tiền là 2,015 tỷ đồng. Phối hợp với các Ngân hàng tạo điều kiện cho hội viên nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh với tổng dư nợ đến nay là 2.230 tỷ đồng cho 33.787 hộ hội viên nông dân vay; trong đó, dư nợ Ngân hàng CSXH là 1.028,3 tỷ đồng cho 25.389 hộ vay, dư nợ Ngân hàng N
0&PTNT là 1.201,7 tỷ đồng cho 8.398 hộ vay.
Từ các dự án vay vốn theo nhóm hộ, nhiều nơi đã xây dựng và thành lập được các câu lạc bộ, tổ hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm... Qua đó, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch các vùng sản xuất, hình thành các thương hiệu sản phẩm đặc thù của mỗi địa phương.